Viêm da tróc vảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm da tróc vảy không hiếm gặp. Bệnh gây ra các dấu hiệu viêm da và bong tróc vảy ở nhiều vùng trên cơ thể. Kèm theo có thể là tình trạng ngứa rát khó chịu. Việc điều trị viêm da tróc vảy cần được tiến hành nhanh chóng. Bởi nếu không bệnh sẽ gây tác động tiêu cực đến thẩm mỹ da và cả sức khỏe của con người.

Viêm da tróc vảy là gì?

Viêm da tróc vảy hay còn gọi là viêm da bong vảy. Một bệnh lý da liễu lành tính như luôn khiến cho chúng ta hoang mang, lo lắng. Bởi hiện tượng viêm da có kèm tróc vảy không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng tróc vảy liên quan đến hoạt động của lớp thượng bì. Lúc này, tế bào già cỗi của da sẽ bị làm bong ra và tế bào mới hình thành. Da sẽ có dấu hiệu bị khô, kèm theo đó là hiện tượng bong vảy.

Nếu như hiện tượng da bị bong tróc diễn ra thường xuyên, kèm theo dấu hiệu da bị viêm, nổi mẩn, ngứa ngáy thì được gọi là viêm da tróc vảy. Chứng viêm da này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Nhưng phổ biến nhất vẫn là ở các mu bàn tay, mu bàn chân, khủy tay, khủy chân, da đầu và một số vùng nhạy cảm khác.

Viêm da tróc vảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm da tróc vảy là gì?

Trên thực tế thì viêm da tróc vảy được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bác sĩ đã tìm ra một số các yếu tố liên quan đến bệnh lý da liễu gồm:

Viêm da tróc vảy do tác dụng phụ của thuốc

Bất kỳ loại thuốc nào mà bạn sử dụng đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da tróc vảy. Bao gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc tiêm… thậm chí là cả thuốc dạng xịt hoặc thuốc dạng xông.

Dấu hiệu da bong tróc vảy và bị viêm thường xuất hiện đột ngột sau khi dùng thuốc. Kèm theo tình trạng sốt rét, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi uể oải, ngứa da… Một vài ngày sau sẽ xuất hiện các hiện tượng phát ban da và da bong tróc vảy lan rộng.

Lạm dụng sản phẩm bôi ngoài da

Đó có thể là thuốc hoặc các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày. Trong đó đáng chú ý là việc lạm dụng corticoid, penicillin, sulfonamid,… 

Theo lý giải thì các thành phần này dễ khiến cho da bị khô và gây ra tình trạng bong tróc. Đặc biệt là sản phẩm bôi da có chứa corticoid dễ khiến cho da bị “ngộ độc”. Ngay khi dừng sử dụng sản phẩm thì da sẽ có các dấu hiệu kích ứng bất thường. Trong đó có hiện tượng viêm da tróc vảy, nhiễm khuẩn và mụn trứng cá nặng hơn.

Tác dụng phụ khi điều trị ung thư

Hóa trị, xạ trị là phương pháp điều trị ung thư đang được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị này bệnh nhân sẽ gặp tình trạng da khô và có dấu hiệu nứt nẻ. Da có thể sẽ bị viêm và nhiễm trùng sau mỗi đợt điều trị ung thư. 

Viêm da cơ địa gây bong tróc da

Viêm da cơ địa thuộc bệnh lý mãn tính. Người mắc bệnh này thường có làn da nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường, thời tiết, thức ăn,… Nếu bạn bị chăm sóc da không đúng cách thì nguy cơ da bị viêm và bong tróc sẽ cao hơn.

Ngoài ra, viêm da tróc vảy còn có liên quan đến các bệnh tự miễn trong cơ thể. Bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, vảy nến hay bệnh phấn hồng. Vậy nên, cần có chẩn đoán phân biệt chuẩn xác để có thể điều trị một cách hiệu quả nhất vấn đề da liễu này.

Viêm da tróc vảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tróc vảy

Như chúng ta đã biết, da có thể bị bong tróc vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như do khô da liên quan đến thời tiết, do peel da hay các tác dụng phụ từ việc chăm sóc da tại nhà…

Trong trường hợp viêm da tróc vảy là bệnh lý thì bạn có thể nhận biết với các dấu hiệu sau:

  • Khởi đầu thường là những triệu chứng toàn nhân như sốt cao, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Thường sẽ diễn ra một vài ngày trước đó.
  • Vùng da bị viêm xuất hiện những mảng đỏ, sưng phù, lan rộng nhanh chóng, cho đến khi toàn bộ da bị tổn thương. 
  • Da dần dần sẽ đỏ phù, có tiết dịch, tróc vảy da rất rõ sau vài ngày, vảy da khô hoặc ướt, mịn và khô nhỏ, có khi là mảng lớn. 
  • Da có thể bị nổi mẩn đỏ, có cảm giác ngứa râm ran hoặc đau dai dẳng.
  • Người bị viêm da tróc vảy sẽ nhận thấy móng tay, móng chân có sự bất thường. Móng trở nên dày và thô hơn. 
  • Các dấu hiệu toàn thân xuất hiện sau bao gồm: sốt, ớn lạnh giống như bị cúm. Thường xuyên có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt…

Điều trị viêm da tróc vảy như thế nào?

Bản chất viêm da tróc vảy là khiến cho da bị viêm và khô gây ra tình trạng bong tróc trên bề mặt. Chính vì thế, chúng ta có thể cải thiện các dấu hiệu bệnh lý theo hướng dẫn sau:

Cấp ẩm cho da hiệu quả

Nếu da bị viêm da tróc vảy, bạn cần chú ý đến việc duy trì độ ẩm cho da. Nhất là khi bạn đang bị bong tróc da do viêm da hay tình trạng khô da.

Một số việc bạn cần thực hiện gồm:

  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Hãy uống từ 2 lít nước để cải thiện dấu hiệu viêm da tróc vảy đang diễn ra.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da có thành phần lành tính, không gây dị ứng, kích ứng da. Cấp ẩm là yêu cầu cần thiết nhất khi bị viêm da tróc vảy.
  • Tránh sử dụng nước nóng để vệ sinh da. Bởi nhiệt độ cao sẽ khiến cho da của bạn khô nhiều hơn và bong tróc mạnh hơn.
  • Bảo vệ da trước các điều kiện thời tiết như nắng gió. Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho da để tránh da bị viêm nặng hơn.

Viêm da tróc vảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn y khoa

Bạn cần mang tất cả các loại thuốc, sản phẩm chăm sóc da mà bản thân đang sử dụng để được các bác sĩ hỗ trợ tìm ra nguyên nhân viêm da tróc vảy. Từ đó, bác sĩ sẽ thay đổi đơn thuốc hoặc yêu cầu sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm và bong tróc da. Không tự ý dùng thuốc để tránh bệnh tình nặng hơn.

  • Những việc nên làm: Vệ sinh da sạch sẽ, tẩy da chết định kỳ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng…
  • Những việc không nên làm: Gãi da, cạy vảy bong tróc, các dịch vụ thẩm mỹ như peel…

Chú ý, viêm da tróc vảy có thể diễn biến theo từng đợt. Sẽ có thời điểm bệnh tạm lắng và sẽ có những cơ hội bùng phát. Chính vì thế, ngay cả khi các dấu hiệu ngoài da đã biến mất thì bệnh nhân vẫn cần điều trị duy trì để tránh tái phát tình trạng da liễu trước đó.

Mọi thông tin chi tiết về tình trạng viêm da tróc vảy mà bạn đang gặp phải hãy gọi ngay cho Dr.thaiha để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *