Viêm tuyến mồ hôi mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Viêm tuyến mồ hôi mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Rate this post

Viêm tuyến mồ hôi mủ thường chỉ xảy ra ở một số vùng cơ thể, nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi. Bệnh khiến cho da nổi u sưng, đau, giống như áp xe da. Tổn thương thường vô khuẩn và có khả năng tái phát nhanh chóng. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ sẽ giúp bạn chủ động đối phó với bệnh.

Bạn đang đọc: Viêm tuyến mồ hôi mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh gì?

Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh lý da liễu không thường gặp. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua số lượng người bị viêm tuyến mồ hôi mủ đang gia tăng khá nhiều. Trở thành bệnh lý da liễu được mọi người quan tâm.

Viêm tuyến mồ hôi mủ là một quá trình viêm mạn tính, sẹo, xơ cứng xảy ra ở vùng nách, háng và xung quanh núm vú và hậu môn (nơi có nang lông và hoạt động của tuyến mồ hôi). Bệnh lành tính nhưng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây viêm tuyến mồ hôi mủ là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm tuyến mồ hôi mủ là một bệnh viêm mạn tính của nang lông và các cấu trúc liên quan. Sau quá trình viêm và tắc nghẽn nang lông kéo dài sẽ khiến cho các nang lông bị tổn thương, bị vỡ. Từ đó, sẽ hình thành áp xe với các ổ mủ ở chính các nang lông.

Viêm tuyến mồ hôi mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Tuy khá giống với các tình trạng da liễu như mụn trứng cá, mụn nhọt… nhưng mức độ ảnh hưởng của viêm tuyến mồ hôi mủ là lớn hơn. Cụ thể là bệnh sẽ phát triển trên diễn tích rộng hơn và để lại sẹo lớn trên cơ thể. Các sẹo này sẽ ảnh hưởng đến cử động của cơ thể và từ đó làm cho chất lượng sống bị suy giảm.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gồm:

Hormone sinh dục

Các hormone sinh dục cũng đóng vai trò trong sự phát triển của viêm tuyến mồ hôi mủ. Hầu hết các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sau tuổi dậy thì. Chị em phụ nữ lại dễ bị viêm tuyến mồ hôi mủ khi mang thai hoặc sau sinh bởi chính sự thay đổi hormone sinh dục kéo dài.

Hệ miễn dịch của cơ thể

Khi hệ miễn dịch của bạn phản ứng thái quá đối với các nhiễm trùng nhỏ ở các lỗ chân lông bị tắc nghẽn thì cũng sẽ dẫn đến viêm tuyến mồ hôi mủ. Tuy nhiên, đây lại là tín hiệu đáng mừng bởi nó cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang hoạt động tốt.

Các yếu tố di truyền

Các nghiên cứu đã xác nhận có mối liên hệ giữa bệnh với sự thay đổi ở các gen như: NCSTN, PSEN1 và PSENEN. Đây chính là lý do tại sao các thành viên trong cùng một gia đình sẽ có các dấu hiệu bệnh lý tương tự nhau. Chỉ có điều là mức độ biểu hiện và thời gian xuất hiện sẽ khác nhau.

Các bệnh lý trong cơ thể

Tình trạng viêm tuyến mồ hôi mủ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi bệnh lý trong cơ thể. Ví dụ như đái tháo đường, mụn trứng cá, chứng rậm lông, đa nang buồng trứng, trầm cảm hoặc bệnh tim mạch, bệnh Crohn, hội chứng chuyển hoá hoặc bệnh viêm ruột…

Các yếu tố nguy cơ khác phải kể đến gồm: 

  • Giới tính: Nữ giới dễ bị viêm tuyến mồ hôi mủ hơn nam giới.
  • Thể trạng sức khoẻ: Người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh hơn.
  • Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên hút thuốc lá hoặc uống rượu bia.
  • Thuốc: Tác dụng phụ khi dùng thuốc chứa lithium…

Chú ý, có nhiều người cho rằng vệ sinh cá nhân kém sẽ dẫn đến viêm tuyến mồ hôi mủ. Nhưng trên thực tế thì điều này ít liên quan. Có chăng thì thói quen vệ sinh cá nhân không khoa học sẽ làm bệnh thêm trầm trọng hơn. Và viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh lý không có khả năng lây từ người sang người.

Tìm hiểu thêm: Bệnh lở miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm tuyến mồ hôi mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Dấu hiệu nhận biết viêm tuyến mồ hôi mủ là gì?

Các dấu hiệu lâm sàng của viêm tuyến mồ hôi mủ khác giống với tình trạng nổi mụn nhọt, viêm da. Bệnh khiến cho các vùng da ở nách, hậu môn, bẹn, ngực nổi khối u sưng, đau, giống như áp xe da.

Những tổn thương này thường vô khuẩn. Đặc trưng của các trường hợp bệnh mạn tính là hình thành các đường hầm nhiều dịch, đau. Nếu kéo dài, da có thể xuất hiện các tổn thương sâu hơn, đó là các đường hầm có thể quan sát bằng mắt hoặc sờ tay thấy cứng.

Các giai đoạn phát triển của bệnh như sau:

  • Giai đoạn I: Hình thành áp xe, đơn độc hoặc nhiều, không có xoang và sẹo. Đây là giai đoạn mới và cũng là nhẹ nhất của bệnh. Dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác.
  • Giai đoạn II: Các ổ áp xe tái phát thường xuyên hơn, với sự hình thành xoang hoặc sẹo. Da bị viêm trên diện rộng và người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.
  • Giai đoạn III: Nhiều xoang và ổ áp xe lan tỏa hoặc tụ hợp lại ở toàn bộ các khu vực của cơ thể. Xuất hiện dịch mủ ở các ổ viêm và vẫn gây ra cảm giác khó chịu…

Bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ nguy hiểm như thế nào?

Ảnh hưởng của bệnh sẽ tuỳ theo giai đoạn phát triển của tình trạng viêm gây ra. Người bệnh sẽ chịu cảm giác sưng đau, khó chịu ở khu vực da bị viêm. Ngoài ra, tổn thương sẽ bị tiết dịch khiến cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm.

Các vấn đề liên quan trực tiếp gồm:

  • Giới hạn vận động
  • Trầm cảm
  • Ung biểu mô thư tế bào vảy
  • Phù hạch bạch huyết
  • Bệnh amyloidosis
  • Sẹo kích thước lớn…

Điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ như thế nào?

Tuỳ từng mức độ nặng nhẹ của bệnh mà chúng ta sẽ lựa chọn cho mình những giải pháp điều trị phù hợp. Nguyên tắc chung là phải thăm khám trước khi tiến hành điều trị để có được phác đồ khoa học. Không tự ý điều trị tại nhà và phải kiên trì thực hiện đúng hướng dẫn điều trị được bác sĩ chuyên khoa đưa ra.

Một số các giải pháp điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ đang được áp dụng với hiệu quả cao gồm:

  • Kháng sinh: Kháng sinh đường uống và cả đường bôi thường được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây ra viêm tuyến mồ hôi mủ. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Corticosteroid: Thuốc này được bác sĩ kê đơn sử dụng để giảm viêm. Thuốc có thể tiêm vào tại vị trí tổn thương hoặc dùng đường uống để kiểm soát triệu chứng viêm. Tuy nhiên, thuốc có thể mang đến tác dụng phụ nguy hiểm nên cần sử dụng đúng cách.
  • Liệu pháp Hormone: Các loại thuốc điều hòa hormone có thể được dùng để giảm phù do tích tụ nước. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu kết hợp với thuốc tránh thai để cho tác dụng tốt hơn.
  • Liệu pháp ánh sáng: Ứng dụng công nghệ ánh sáng IPL với nguồn sáng và mức năng lượng phù hợp để kiểm soát tình trạng viêm, nhiễm khuẩn. Từ đó giúp cho da được tái tạo và phục hồi hiệu quả hơn…

Viêm tuyến mồ hôi mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Nấm da mặt: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

Trong các trường hợp bị viêm nặng, các ổ áp xe lớn thì cần điều trị bằng các thủ thuật ngoại khoa. Ưu tiên để dẫn lưu dịch mủ ra bên ngoài một cách nhanh chóng. Bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp rạch dẫn lưu mủ để giảm đau, cắt chóp tổn thương bằng dao kéo hoặc laser hoặc cắt bỏ hoàn toàn tổn thương và bù da ở vùng cơ thể khác.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân viêm tuyến mồ hôi mủ cần chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ vết thương để tránh bị nhiễm khuẩn. Nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa yêu cầu và không quên tái khám theo lịch hẹn để có thể thay đổi phương án điều trị, đơn thuốc nếu cần thiết.

Nói tóm lại, tình trạng viêm tuyến mồ hôi mủ sẽ không mấy nguy hiểm nếu như bạn hiểu đúng về bệnh và chủ động trong việc thăm khám. Dr.thaiha sẽ luôn sẵn sàng giúp bạn có được những phác đồ điều trị khoa học để bạn sớm tìm lại sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, hãy chủ động liên hệ với phòng khám để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành da liễu nhé. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5