Cách chăm sóc da bị kích ứng, hữu ích cho bạn

Chăm sóc da bị kích ứng luôn là ưu tiên hàng đầu để giúp chúng ta phục hồi da khỏe mạnh. Những việc cần làm chính là tìm ra tác nhân gây kích ứng, làm dịu làn da kích ứng và chăm sóc để phục hồi da. Trong trường hợp da có phản ứng mạnh, bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và theo dõi cẩn thận.

Kích ứng da là gì?

Kích ứng da bao gồm cả phản ứng như đỏ da, nổi mẩn, nổi mụn, ngứa rát, khó chịu… xảy ra khi da có tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Phổ biến nhất là tình trạng kích ứng da do tiếp xúc mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa, hóa chất tạo màu, hương liệu,… Và thường thì phạm vi kích ứng sẽ được giới hạn ở những vùng da chịu tác động bởi tác nhân gây dị ứng.

Kích ứng da không phải là tình trạng hiếm gặp. Trên thực tế thì kích ứng da xảy ra thường xuyên, ở các mức độ khác nhau. Đây chỉ là tình trạng da liễu tạm thời nên thường ít được quan tâm điều trị.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, kích ứng da có thể tái phát nhanh chóng. Khi này, vấn đề da liễu sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.

Cách chăm sóc da bị kích ứng, hữu ích cho bạn

Nguyên nhân khiến da bị kích ứng là gì?

Có vô vàn các nguyên nhân khiến cho da bị kích ứng. Tuy nhiên chúng ta sẽ phải đề cập đến các nguyên nhân sau:

Kích ứng da do mỹ phẩm

Nhắc đến đầu tiên chính là mỹ phẩm. Việc sử dụng mỹ phẩm hay các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, không đảm bảo chất lượng chính là điều kiện lý tưởng khiến cho da của bạn có dấu hiệu kích ứng. 

Thật đáng mừng vì kích ứng da sẽ là cảnh báo có lợi cho da. Nó cho thấy da của bạn chưa thích nghi với mỹ phẩm hoặc cách sử dụng của bạn chưa thực sự chuẩn xác. Và bạn sẽ cần có sự thay đổi để da thích nghi từ từ.

Các thành phần có trong mỹ phẩm có khả năng gây kích ứng da nhiều nhất gồm: 

  • Paraben
  • Sodium lauryl sulfate (SLS)
  • Sodium laureth sulfate (SLES)
  • Formaldehyde
  • Phthalates
  • Fragrance
  • Alcohol
  • Sulfate

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến hạn sử dụng và các điều kiện bảo quản mỹ phẩm. Mỹ phẩm hết hạn sử dụng thường sẽ bị biến chất, gây ra các phản ứng bất thường trên da. Và khi bảo quản mỹ phẩm không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mỹ phẩm.

Kích ứng da do môi trường sống

Môi trường sống bị ô nhiễm là nguyên nhân khiến cho làn da của chúng ta bị kích ứng. Bạn sẽ cần chú ý đến ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi mịn.

Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết bất thường cũng dễ khiến cho làn da bị kích ứng. Ví dụ như da thường xuyên tiếp xúc với nắng gió, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

Da bị kích ứng do quá khô

Chăm sóc da kích ứng sẽ khó khăn hơn nếu như làn da của bạn quá khô. Lúc này, các dấu hiệu kích ứng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Da không chỉ khô căng, đỏ rát mà còn có dấu hiệu châm chích. Do khô có thể là do cơ thể bị mất nước, thiểu nước, tuyến bã hoạt động kém và cả do ảnh hưởng từ nhiệt độ cao và các bệnh da liễu.

Các bệnh nội tiết

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng kích ứng da có liên quan đến các bệnh nội tiết trong cơ thể. Phổ biến như bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường và bệnh lý về thận. Do đó, chị em phụ nữ có nguy cơ bị kích ứng da nhiều hơn.

Cách chăm sóc da bị kích ứng, hữu ích cho bạn

Kích ứng da có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, kích ứng da chỉ là một phản ứng thông thường của cơ thể. Thậm chí, nó còn được xem là phản ứng có lợi bởi thông qua các dấu hiệu bất thường chúng ta sẽ có thể chủ động chăm sóc da làn tốt hơn.

Các dấu hiệu kích ứng da thường chỉ là tạm thời. Các triệu chứng dị ứng da nhẹ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và có thể thuyên giảm sau khi ngừng sử dụng sản phẩm gây dị ứng trong 1-2 ngày. 

Tuy nhiên, cũng có các trường hợp da bị kích ứng nắng với việc xuất hiện nhiều triệu chứng da liễu bất thường. Trong trường hợp này thì bạn sẽ cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn các cách chăm sóc da bị kích ứng phù hợp nhất.

Vậy bạn đã nắm được các dấu hiệu kích ứng da để chủ động trong việc thăm khám và phục hồi làn da hay chưa?

Các dấu hiệu cảnh báo da bị kích ứng

Trên thực tế thì các dấu hiệu da kích ứng sẽ được khoang vùng ở những vùng da nhất định, ít khi xảy ra kích ứng da toàn thân. Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, da sẽ có những biểu hiện bất thường sau:

  • Nền da trở nên đỏ hơn và có xu hướng lan rộng.
  • Da có dấu hiệu nóng rát và ngứa râm ran.
  • Da bị nổi mẩn, nổi mụn, nổi ban hồng.
  • Da bị khô căng và có thể bị bong tróc.
  • Da có hiện tượng nổi mụn nước hoặc mụn trứng cá.
  • Dấu hiệu viêm da xảy ra với tình trạng kích ứng nặng.
  • Hiện tượng ngứa mắt, chảy nước mắt cũng có thể xuất hiện…

Khi da có dấu hiệu kích ứng, yêu cầu quan trọng là phải chăm sóc da khoa học để cải thiện tình trạng kích ứng. Hãy cùng Dr.thaiha tiếp tục tìm hiểu để biết cách chăm sóc da bị kích ứng tốt nhất nhé.

Gợi ý cách chăm sóc da bị kích ứng đơn giản và hiệu quả

Ưu tiên đầu khi da bị kích ứng chính là phải là dịu làn da. Bạn cần thực hiện một số gợi ý sau:

  • Trước tiên hãy làm sạch da ngay khi có dấu hiệu kích ứng. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý natri clorua hoặc nước sạch rồi lấy khăn mềm lau khô.
  • Có thể thực hiện chườm lạnh để làm dịu da tức thì. Tuyệt đối không chườm nóng hoặc rửa mặt bằng nước nóng bởi nó sẽ làm cho da thêm kích ứng.
  • Sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm để giúp da khôi phục và phục hồi độ ẩm tự nhiên của da. Không uống nước để tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da bị kích ứng được phục hồi tốt nhất.
  • Không thực hiện tẩy da chết, peel da hoặc các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn khác trên nền da đang có dấu hiệu kích ứng.
  • Không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các điều kiện thời tiết cực đoan để giúp làm dịu và phục hồi da…

Thường thì tình trạng kích ứng da sẽ được cải thiện sau vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi trong khoảng từ 24 giờ đồng hồ. Nếu các cách chăm sóc da bị kích ứng tại nhà không mang đến hiệu quả thì cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ thăm khám và điều trị hiệu quả.

Cách chăm sóc da bị kích ứng, hữu ích cho bạn

Lưu ý, chăm sóc da bị kích ứng cần lựa chọn sản phẩm lành tính, phù hợp với tình trạng da. Đôi khi bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu thay đổi mỹ phẩm và chu trình chăm sóc da hàng ngày để tránh tình trạng kích ứng da tái phát. Bạn nên tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ đưa ra để tránh những ảnh hưởng bất lợi.

Các phòng trị tình trạng kích ứng da

Ngay cả khi các dấu hiệu kích ứng da đã được kiểm soát thì bạn cũng cần thực hiện tốt các giải pháp phòng tránh để không khiến da bị kích ứng tái phát. Những việc bạn nên làm gồm:

  • Trao đổi với bác sĩ để lựa chọn được những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, lành tính, phù hợp với tình trạng da của mình.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm có thành phần dễ gây kích ứng như cồn, chì, dầu khoáng, hương liệu, retinol,…
  • Cần tẩy trang và vệ sinh da mặt kỹ để tránh nguy cơ bít tắc nang lông, gây mụn và kích ứng.
  • Với sản phẩm chăm sóc da mới, bạn nên test thử trước khi sử dụng trên da mặt. Nếu vùng test có triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, sưng và nóng rát thì nên xem xét lại.
  • Bạn hãy luôn kiểm tra hạn sử dụng trước khi chọn mỹ phẩm. Loại bỏ tất cả những món mỹ phẩm đã bị biến đổi màu sắc, mùi vị.
  • Chỉ sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không ham rẻ mà dùng hàng kém chất lượng. Không đầu tư mỹ phẩm theo xu hướng.
  • Bảo vệ da tránh khỏi các tác động xấu từ môi trường bằng cách đeo khẩu trang và tránh ra ngoài khi xảy ra ô nhiễm…

Chăm sóc da bị kích ứng sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn có sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa. Vậy nên, ngay lúc này bạn có thể liên hệ với Dr.thaiha để được bác sĩ chia sẻ về tình trạng da liễu và có các giải pháp chăm sóc, phục hồi da phù hợp. Chúc bạn luôn luôn tự tin với làn da khỏe đẹp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *