Gia tăng sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Gia tăng sắc tố da khiến cho làn da không còn đều màu. Thay vì làn da trắng sẽ là một làn da đốm, mảng da tối màu hơn bình thường. Câu hỏi đặt ra là tăng tắc tố da có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không và có cần điều trị hay không? Hãy cùng với Dr.thaiha đi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng da liễu này để có kế hoạch chăm sóc và yêu thương làn da của riêng mình nhé.

Gia tăng sắc tố da

Sắc tố da chính là màu da, một trong nhiều tiêu chí đề đánh giá làn da đẹp. Ở mỗi quốc gia, sẽ có những tiêu chuẩn cho sắc tố da. Ví dụ như ở các nước Châu Phi, làn da đẹp phải có màu đen tuyền. Nhưng ở các nước Châu Á thì da đẹp sẽ phải có sắc trắng hồng.

Gia tăng sắc tố da là vấn đề được phụ nữ Á Đông quan tâm. Đây chính là tình trạng da xuất hiện các đốm hoặc mảng tối màu. Tình trạng tăng sắc tố da xảy ra khi có sự tăng sinh melanin (sắc tố quyết định màu sắc của làn da). Đôi khi, gia tăng sắc tố cũng xảy ra sau quá trình là thương của da, gọi là tăng sắc tố sau viêm.

Theo đánh giá thì tăng sắc tố da không nguy hiểm. Bởi trên thực tế thì melanin được sản sinh với mục đích là để bảo vệ da trước các tác nhân có hại từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi melanin bị sản sinh vượt ngưỡng sẽ không được đào thải hoàn toàn. Thay vào đó sẽ tập trung lại và bị đẩy lên trên bề mặt da, từ đó gây ra tình trạng gia tăng sắc tố.

Tăng sắc tố da chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đây cũng là nỗi bận tâm hàng đầu của chị em phụ nữ. Nhất là chị em phụ nữ sau sinh và sau độ tuổi 30. Bởi đây chính là thời kỳ mà cơ thể bị rối loạn nội tiết nhiều nhất và da cũng đang bị lão hóa mạnh nhất.

Gia tăng sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Dấu hiệu nhận biết gia tăng sắc tố da

Không khó để chúng ta có thể nhận biết làn da bị gia tăng sắc tố. Vấn đề bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn nội tiết bên trong cơ thể khiến cho melanin được sản sinh nhiều hơn. Và tình trạng rối loạn sắc tố này cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời.

Các dạng tăng sắc tố da thường gặp gồm;

Nám da

Tình trạng nám da (melasma hoặc chloasma) thường diễn ra phổ biến ở phụ nữ, nhất là những chị em đã từng sinh nở. Nám khiến cho da xuất hiện những đốm nâu hoặc nặng hơn là các mảng da nâu nhạt đến đậm. Nám da có khả năng ăn sâu và lan rộng nếu như chịu tác động từ ánh nắng mặt trời.

Tàn nhang

Tàn nhang là các đốm sắc tố nhỏ xuất hiện ở các vùng da hả. Tàn nhang thường ảnh hưởng đến da mặt và có xu hướng mọc đối xứng hai bên. Gia tăng sắc tố do tàn nhang gây ra thường có kích thước nhỏ, dạng chấm, lốm đốm, màu sắc đa dạng, có thể là màu nâu, cà phê sữa hoặc nâu đậm.

Đồi mồi

Đồi mồi là tình trạng tăng sắc tố da có thể xuất hiện toàn cơ thể chứ không riêng những vùng da hở. Chúng là những đốm sắc tố có màu sắc trải dài từ nâu nhạt đến đen. Tình trạng tăng sắc tố da này cần phải được lưu ý vì chúng có khả năng phát triển thành ung thư da và u ác tính.

Tăng sắc tố da sau viêm

Chứng tăng sắc tố sau viêm thường xuất hiện sau khi da có tổn thương. Liên quan chủ yếu đến các vấn đề da như mụn trứng cá, bỏng, viêm da, ma sát gây trầy xước da hay hậu quả của việc lột da. Tuy nhiên, loại tăng sắc tố  này lại có thể cải thiện theo thời gian, đổi khi sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

Gia tăng sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Nguyên nhân gia tăng sắc tố da là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính gây ra tình trạng gia tăng sắc tố da là do sự lắng đọng melanin. Do đó, mọi yếu tố tác động làm cơ thể tăng sinh melanin đều sẽ là  nguồn cơn của tình trạng tăng sắc tố da.

Trong đó, các yếu tố nguy cơ phải kể đến gồm:

Tình trạng rối loạn nội tiết tố

Đây là vấn đề nằm sâu trong cơ thể. Rối loạn nội tiết tố thường xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi chị em sinh nở. Việc gia tăng nồng độ estrogen sẽ khiến cho cơ thể sản sinh melanin nhiều hơn. Mà nhiệm vụ của estrogen là kiểm soát MSH (melanocyte stimulating hormone) – đây là hormone kích thích sản sinh sắc tố Melanin dưới da. 

Tác động từ ánh nắng mặt trời

Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cơ thể sẽ nhận tín hiệu để tăng cường melanin nhằm bảo vệ da. Thế nhưng, nếu như da chị tác động quá lâu bởi tia UVA và tia UVB thì sẽ xảy ra tình trạng rối loạn sắc tố. Melanin dư thừa sẽ được đẩy lên trên bề mặt da một cách nhanh chóng. Khiến cho vùng gia tăng tắc tố ngày một rộng hơn và đậm hơn.

Chăm sóc da không khoa học

Bao gồm tình trạng lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da chuyên sâu, các sản phẩm đặc trị da. Hay như việc lạm dụng các phương pháp thẩm mỹ gây ảnh hưởng đến bề mặt da như lột tẩy, laser… đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng sắc tố. Ở đây là hiện tượng tăng sắc tố sau viêm.

Các bệnh da liễu liên quan

Gia tăng sắc tố cũng liên quan đến các bệnh da liễu. Khi không được phát hiện và điều trị đúng cách thì khả năng sẽ bị tăng sắc tố sau viêm. Bao gồm bệnh mụn trứng cá, viêm da cơ địa, tình trạng viêm da tiếp xúc, côn trùng cắn…

Gia tăng sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết, hiện tượng gia tăng sắc tố da có thể liên quan đến các vấn đề sau:

  • Yếu tố di truyền từ các thành viên trong gia đình.
  • Các đặc điểm về công việc cũng như môi trường sống.
  • Chủng tộc và màu sắc da. 
  • Những vấn đề liên quan về giới tính và độ tuổi.

Có cần điều trị gia tăng sắc tố da hay không?

Gia tăng sắc tố da thực chất không nguy hiểm. Bởi dù cho là dạng tăng sắc tố nào thì cũng không làm cho chúng ta yếu đi hoặc làm gia tăng bệnh tật. Bên cạnh đó, với tình trạng tăng sắc tố sau viêm thì việc cải thiện sẽ khá đơn giản, chỉ cần dùng thuốc bôi tại chỗ và đợi khoảng 3-6 tháng.

Tuy nhiên, với tình trạng tăng sắc tố khác thì sẽ không thể tự chuyển biến. Sắc tố da sẽ bị lan rộng và đậm hơn nếu như da có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không được chăm sóc tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bệnh, mang đến tâm lý tự ti trong giao tiếp hàng ngày.

Với sự phát triển của ngành thẩm mỹ, sẽ không khó để chúng ta điều trị tình trạng gia tăng sắc tố da. Tùy theo từng dạng bệnh gặp phải và mục đích điều trị mà bác sĩ chuyên khoa có thể áp dụng các giải pháp giúp phục hồi màu sắc da như sau:

Peel da (thay da sinh học)

Phương pháp sử dụng acid ở các nồng độ khác nhau để giúp kích thích quá trình thay da. Từ đó, lớp da già cỗi, bị tăng sắc tố sẽ được lột bỏ và thay vào đó là làn da đều màu hơn. Peel da sinh học được thực hiện ở các cấp độ nông, trung bình và sâu. Riêng với peel da sâu thì cần có sự kiểm soát của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.

Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da chuyên sâu

Các thành phần mỹ phẩm hoặc thuốc bôi ngoài da sẽ có tác dụng làm giảm quá trình sản xuất Melanin sẽ được chỉ định trong điều trị gia tăng sắc tố da. Phổ biến nhất là Hydroquinone, Retinoids, Axit Kojic, Axit Glycolic, Axit Azelaic, Vitamin C, B-Resorcinol,… Tuy nhiên, cần sử dụng từ từ để tránh da bị kích ứng quá mức với hoạt chất.

Gia tăng sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Laser phá hủy sắc tố và phục hồi làn da

Chùm tia laser có xung ánh sáng và bước sóng phù hợp sẽ có tác dụng phá hủy sắc tố da và làm cho chúng bốc hơi không dấu vết. Đồng thời, các liệu trình laser cũng sẽ giúp phục hồi và làm trẻ hóa da hiệu quả. Tuy nhiên, laser có nhiều dạng và nhiều bước sóng khác nhau. Vậy nên, trước khi điều trị gia tăng sắc tố, bạn cần đến cơ sở thẩm mỹ để được bác sĩ thăm khám để có kế hoạch laser an toàn nhất.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh là dù áp dụng phương pháp điều trị nào thì cũng cần thực hiện chống nắng cho da. Khi đi ra ngoài, dù trời nắng hay không, bạn đều nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 để bảo vệ da, ngăn sự tác động của các tia UV gây hại, giúp làm chậm quá trình sản xuất Melanin.

Chống nắng chính là giải pháp giúp duy trì hiệu quả điều trị gia tăng sắc tố da. Đồng thời, chống nắng cũng sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa da và ngăn ngừa hiệu quả ung thư da…

Dr.thaiha hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn gia tăng sắc tố da. Nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa da liễu, hãy liên hệ với phòng khám Dr.thaiha để nhận được sự giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *