Cơ địa sẹo lồi là gì? Có chữa được không?

Cơ địa bị sẹo lồi là nỗi khiếp sợ của không ít người. Bởi dù cho trên cơ thể có tổn thương nhỏ như một vết xước da, một chấm muỗi đốt cũng có thể hình thành sẹo lồi. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết cơ địa sẹo lồi và xem xem cơ địa sẹo lồi có chữa được không nhé.

Cơ địa sẹo lồi là như thế nào?

Cơ địa sẹo lồi dùng để chỉ những người dễ bị sẹo lồi. Đó có thể là nam giới, nữ giới, người trẻ tuổi hoặc người trung tuổi. Đó cũng có thể người da trắng hoặc người da màu.

Ở người có cơ địa lồi thì dù cho trên cơ thể chỉ có một tổn thương cực nhỏ (tổn thương vi điểm) thì vẫn có thể phải đối mặt với sẹo. Một số người cơ địa sẹo lồi được ghi nhận có sẹo chi chít trên cơ thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và thẩm mỹ hàng ngày.

Theo số liệu thống kê, người da màu dễ bị sẹo lồi hơn người da trắng. Tỷ lệ bị sẹo ở người da màu cao gấp 15 lần so với người da trắng. Và độ tuổi bị sẹo cao nhất là ở trong khoảng 25-45 tuổi.

 

Cách nhận biết cơ địa sẹo lồi?

Không khó để chúng ta có thể nhận biết ai đó có cơ địa sẹo lồi. Cách nhận biết đơn giản nhất chính là quan sát làn da của họ. Nếu trên cơ thể xuất hiện nhiều tổn thương sẹo với các kích thước lớn nhỏ và hình dáng khác nhau thì chứng tỏ người đó sở hữu cơ địa sẹo lồi.

Sẹo sẽ xuất hiện ngay tại vị trí tổn thương da, vết sẹo lồi lên cao so với bề mặt da và sẽ phát triển ngoài giới hạn tổn thương. Đến một lúc nào đó sẹo sẽ ngừng phát triển và sẹo lồi trên da sẽ có những hình dáng phức tạp.

Với người có cơ địa sẹo lồi thì dù cho là tổn thương rất rất nhỏ cũng có thể gây sẹo. Một số các nguyên nhân gây sẹo thường gặp gồm:

  • Sẹo lồi do da bị trầy xước trong quá trình sinh hoạt hoặc học tập.
  • Sẹo lồi do da bị cào, cấu bởi móng tay hay các vết sắc nhọn như gai, cạnh bàn.
  • Sẹo lồi do bị côn trùng cắn như muỗi, kiến, ong, kiến ba khoang hoặc chấy rận.
  • Sẹo lồi do da bị bỏng (bỏng nước nóng, bỏng dầu, bỏng nhiệt, bỏng lửa…).
  • Sẹo lồi do mụn trứng cá gây ra, nhất là với trứng cá viêm và tổn thương sau nặn mụn.
  • Sẹo lồi do da gặp chấn thương như tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
  • Sẹo lồi do thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ không an toàn gồm peel, laser, lăn kim…

Thời gian phát triển của sẹo lồi sẽ là khoảng 6 tháng sau khi tổn thương da được làm lành. Nguyên nhân là do trong quá trình lành thương cơ thể có đáp ứng quá mức khiến cho collagen được sản sinh ra nhiều và tập trung tại một vùng da. Điều này khiến cho bề mặt da bị đẩy lên cao hơn so với bình thường.

Cơ địa sẹo lồi có nguy hiểm không?

Nói chung, các vấn đề liên quan đến sẹo đều không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạnh. Tuy nhiên, ở người có cơ địa sẹo lồi thì khả năng bị sẹo sẽ cao hơn rất nhiều và những tổn thương thường đa dạng kích thước và hình dạng phức tạp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tác động trực tiếp đến tâm lý của người bị sẹo.

Một số người sở hữu cơ địa sẹo lồi với chi chít sẹo lớn nhỏ ở vùng vai, ngực, mặt… Sẹo thâm đen khiến cho người ngoài cũng phải ái ngại. Chính vì thế, mọi người luôn muốn tìm cách để cả thiện sẹo.

 

Cơ địa sẹo lồi có chữa được không?

Trên thực tế thì cơ địa sẹo lồi sẽ không có cách chữa. Vì vấn đề xuất phát từ bẩm sinh chứ không phải là do tác động bên ngoài.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng trị sẹo lồi được gợi ý bởi bác sĩ chuyên khoa. Bao gồm: 

  • Hạn chế tối đa tổn thương cho làn da. Hãy bảo vệ làn da của bạn thật tốt để tránh gặp những tổn thương nhỏ nhất thì sẽ tránh được tình trạng bị sẹo lồi.
  • Với các bệnh da liễu như mụn, thuỷ đậu, viêm da… người bệnh cần chủ động thăm khám để có thể điều trị dứt điểm nhằm tránh sẹo lồi.
  • Với các tổn thương đã hình thành, cần chăm sóc tốt để không gây ra tình trạng viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn. Vết thương càng phục hồi nhanh thì nguy cơ bị sẹo sẽ càng giảm.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý để tránh bị sẹo lòi. Gợi ý là bạn hãy kiêng sử dụng đồ nếp, rau muống, thịt bò, trứng gà khi da đang có tổn thương hở. Bởi một số ý kiến cho rằng những thực phẩm là này nguyên nhân gây ra sẹo lồi…

Trong trường hợp cơ địa sẹo lồi, bạn vẫn có thể thực hiện các biện pháp điều trị sẹo để là phẳng sẹo lồi. Tuy nhiên, chữa sẹo lồi như thế nào sẽ còn tuỳ thuộc vài tình trạng sẹo của bạn là nặng hay nhẹ.

Cách điều trị sẹo lồi cơ địa

Sẹo lồi cơ địa hay vì bất kỳ lý do gì khác đều sẽ làm cho làn da của chúng ta không còn đẹp. Từ đó tác động đến tâm lý và giảm chất lượng sống. Do đó, cần áp dụng các giải pháp điều trị sẹo chuẩn y khoa để nhanh chóng cải thiện tình trạng sẹo lồi do cơ địa gây ra.

Các phương pháp chữa sẹo lồi đang được thực hiện phổ biến gồm:

Sử dụng kem trị sẹo

Kem bôi trị sẹo có tác dụng ức chế sản sinh collagen để giúp cho vết thương không bị lồi cao. Kem bôi được sử dụng phổ biến có thành phần là silicon hoặc retinol. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ đến với những tổn thương sẹo mới, khó đáp ứng với sẹo lồi lâu năm.

Tiêm thuốc làm xẹp sẹo lồi

Tiêm nội tổn thương sẹo là quy trình sử dụng kim tiêm để đưa steroid vào tận chân sẹo. Thuốc có tác dụng làm giảm độ lồi đến hơn 50% và giảm độ sần của da. Cùng với đó là mang lại hiệu quả chống viêm cao. Phương pháp được áp dụng với nhiều dạng sẹo lồi khác nhau, trong đó có trường hợp cơ địa sẹo lồi.

Áp lạnh điều trị sẹo lồi

Các bác sĩ sẽ dùng tia lạnh để làm đông và làm vỡ mạch máu bên trong sẹo lồi khiến cho sẹo lồi bị teo lại và được thu nhỏ về kích thước. Tuy nhiên, cách làm này có thể gây bỏng lạnh, giảm sắc tố da nếu không điều chỉnh được nhiệt độ và thời gian điều trị phù hợp.

 

Điều trị sẹo lồi với laser

Với cơ địa sẹo lồi, bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị bằng laser. Trong đó, laser CO2 có khả năng phá vỡ mô sẹo một cách nhanh chóng. Sau mỗi liệu trình điều trị laser, sẹo lồi không chỉ được làm phẳng mà còn được cải thiện về màu sắc một cách hiệu quả. Đây chính là lựa chọn an toàn cho những người có cơ địa sẹo lồi.

Phẫu thuật sẹo lồi

Phẫu thuật là lựa chọn tối ưu với những tổn thương sẹo lồi phức tạp, kích thước lớn. Trong quá trình này, bác sĩ phẫu thuật tạo hình hoặc bác sĩ da liễu sẽ mổ cắt sẹo lồi và khâu lại tổn thương để tạo hình sẹo mới trên nền sẹo cũ.

Sau đó, sẽ chữa trị vết thương bằng các loại kem đặc trị hoặc bôi kem silicon mỗi ngày để làm giảm sự phát triển của các tế bào da. Tiếp theo sẽ thực hiện các giải pháp điều trị khác như tiêm nội tổn thương, áp lạnh hoặc laser để tăng hiệu quả điều trị…

Cơ địa sẹo lồi có lăn kim được không?

Người có cơ địa sẹo lồi nên tìm cho mình một bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao để được hỗ trợ mọi lúc mọi nơi. Thay vào đó, nên chú ý khi thực hiện các biện pháp làm đẹp có xâm lấn để tránh nguy cơ bị sẹo.

Câu hỏi đặt ra là cơ địa sẹo lồi có lăn kim được không? Hãy cân nhắc kỹ lưỡng về việc tác động lăn kim để tránh bị sẹo lồi trên mặt bạn nhé. Để biết lý do là gì thì bạn hãy liên hệ ngay với Dr.thaiha, các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành sẽ đưa ra cho bạn những lý do chính xác nhất. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *