Mụn trứng cá hạch: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mụn trứng cá hạch: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Rate this post

Mụn trứng cá hạch ít được đề cập trong bệnh lý trứng cá. Bởi đây là tên gọi mà chúng ta cùng để chỉ tình trạng mụn trứng cá phát triển với kích thước lớn, cứng rắn tương tự như hạch trên cơ thể. Mụn này thường phát triển sâu trong da và gây ra cảm giác đau đớn khó chịu. Nếu bạn đang bị mụn trứng cá hạch, cần thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng do mụn gây ra.

Bạn đang đọc: Mụn trứng cá hạch: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mụn trứng là là gì?

Mụn trứng cá là tình trạng da liễu lành tính. Mụn thường xuất hiện ở những người có làn da tiết nhiều dầu nhờn hoặc da hỗn hợp thiên dầu. Cơ chế hình thành mụn là do 4 yếu tố sau:

  • Hoạt động tăng tiết bã nhờn của da.
  • Sự sừng hoá nang lông, tích tụ tế bào chết.
  • Hoạt động của vi khuẩn gây mụn ở bề mặt da.
  • Quá trình viêm da…

Mụn trứng cá được biết đến với nhiều dạng khác nhau. Chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm bên ngoài của mụn để phân loại thành mụn trứng cá viêm và mụn trứng cá không viêm. 

  • Mụn trứng cá không viêm: Mụn ẩn, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn cám. Đặc điểm của dạng mụn không viêm là không làm cho da bị sưng đau khó chịu. 
  • Mụn trứng cá viêm: Mụn bọc, mụn mủ, mụn nang, mụn mạch lươn, trứng cá hạch. Đây đều là các dạng trứng cá nặng với khả năng gây viêm da. Bao gồm các triệu chứng sưng tấy, đau nhức khó chịu.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mụn trứng cá thường mọc ở những nơi có tập trung tuyến chất nhờn. Phổ biến nhất là trung tâm của mặt, trán, viền hàm, cằm. Đôi khi mụn cũng xuất hiện ở lưng, ngực hoặc bụng… Tuy nhiên, mụn trứng cá hầu như không ảnh hưởng đến sức khoẻ và có thể thoái lui theo thời gian. Mặc dù thế, việc khám chữa mụn vẫn cần được thực hiện khẩn trương để đảm bảo tính thẩm mỹ của da.

Mụn trứng cá hạch: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mụn trứng cá hạch là như thế nào?

Mụn trứng cá hạch ít được nhắc đến trong các tài liệu y khoa. Bởi lẽ, tên gọi của mụn được đặt dựa theo đặc điểm của các nốt mụn – giống như một chiếc hạch dưới da. Khi dùng tay sờ thấy mụn trứng cá hạch có dạng cứng, rắn và không bị di chuyển.

Đặc điểm của mụn hạch chính là có kích thước tương đối lớn và thường nằm đơn độc. Mụn hạch ăn sâu vào dưới da và được xếp vào dạng mụn viêm nên tạo cảm giác đau đớn, khó chịu.

Mụn trứng cá hạch có đầu đóng. Chính vì thế việc xử lý nhân mụn thường gặp nhiều khó khăn. Hầu như không thể tự nặn mụn bằng tay tại nhà. Nếu cố tình nặng trứng cá hạch sẽ có thể gây tổn thương sâu và rộng ở da.

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá hạch là gì?

Việc nắm bắt được nguyên nhân gây mụn sẽ giúp bạn có thể chủ động thăm khám và điều trị mụn trứng cá. Theo các bác sĩ chuyên khoa, cơ chế hình thành và phát triển của mụn trứng cá hạch giống như các dạng mụn trứng cá khác.

Các yếu tố nguy cơ có thể gây ra mụn trứng cá hạch gồm:

  • Vệ sinh da không sạch sẽ

Khi da không được làm sạch đúng cách thì sẽ dẫn tới tình trạng bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn, bụi bẩn hoặc mỹ phẩm gây ra. Đây chính là thời cơ để cho mụn trứng cá hình thành và phát triển.

  • Làm sạch da quá mức

Khi bạn rửa mặt thường xuyên với sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh thì sẽ khiến cho da bị khô. Lúc này, tuyến bã nhờn bắt buộc sẽ phải hoạt động mạnh hơn để bù ẩm. Và đây chính là cơ hội để mụn trứng cá hình thành.

  • Rối loạn nội tiết tố

Tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh là thời kỳ chị em bị rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Điều này sẽ kích thích hoạt động tiết nhờn của da.

Bên cạnh đó, các vấn đề về tâm lý cũng như tác dụng phụ của thuốc dùng điều trị bệnh cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tạm thời.

  • Nặn mụn không đúng cách

Khi bị mụn trứng cá, bạn thường sẽ có hành động tự nặn mụn tại nhà. Khi thao tác nặn mụn không chuẩn, không đảm bảo các điều kiện an toàn thì sẽ khiến cho mụn ngày một nặng hơn. Từ tình trạng mụn không viêm thông thường sẽ ăn sâu vào da và gây ra tình trạng mụn trứng cá hạch, mụn bọc, mụn nang…

Tìm hiểu thêm: Mụn bọc không đầu là gì? Cách điều trị chuẩn y khoa

Mụn trứng cá hạch: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

  • Các thói quen sinh hoạt hàng ngày

Một nguyên nhân gây mụn khác phải kể đến chính là các thói quen sinh hoạt hàng ngày không khoa học. Theo đó, người bị nổi mụn trứng cá hạch thường có những thói xấu sau:

  • Sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc đồ uống có đường hoá học.
  • Hút thuốc lá hoặc sinh hoạt trong điều kiện có khói thuốc lá.
  • Thường xuyên ăn đồ chiến rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
  • Thường xuyên thức khuya, dậy sớm hoặc ngủ không đủ giấc.
  • Không bảo vệ da khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.
  • Không chú ý đến việc vệ sinh chăn ga, gối đệm hoặc quai mũ bảo hiểm.
  • Để tóc dài và thường xuyên thả tóc nhưng lại không chú ý đến việc gội đầu…

Cách điều trị mụn trứng cá hạch

Để kiểm soát tình trạng mụn trứng cá hạch, trước hết bạn cần chú ý đến việc giữ vệ sinh cho da. Rửa mặt, tẩy trang và tẩy tế bào chết một cách khoa học với những sản phẩm lành tính sẽ là chìa khoá để bạn cải thiện tình trạng mụn trứng cá. Bằng cách này, da sẽ được làm sạch, lỗ chân lông được giải phóng hoàn toàn và mụn sẽ tự động biến mất.

Việc xử lý nhân mụn có thể được thực hiện nếu đủ điều kiện (mụn đã già và chín). Tuy nhiên, với tình trạng mụn hạch, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện nặn mụn và chăm sóc phục hồi da mụn. Không tự ý nặn mụn tại nhà để tránh làm cho da bị tổn thương và dễ gây thâm mụn, sẹo mụn.

Để điều trị mụn trứng cá hạch, bạn cũng có thể áp dụng điều trị nội khoa. Bao gồm cả thuốc bôi chứa các hoạt chất điều trị mụn trứng cá và thuốc uống theo chỉ dẫn. Trong đó, điều trị iso theo kê đơn sẽ giúp kiểm soát tình trạng mụn dễ dàng hơn. Thuốc này có tác dụng mạnh mẽ đến tất cả các cơ chế gây ra mụn trứng cá và đang được chỉ định cho các trường hợp mụn nặng.

Mụn trứng cá hạch: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Mụn mạch lươn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp nhất

Trong trường hợp bạn muốn đẩy nhanh quy trình điều trị mụn trứng cá hạch thì hãy lựa chọn thêm các giải pháp điều trị công nghệ cao. Bao gồm:

  • Peel da sinh học với các hoạt chất như axit như AHA, BHA, Retinol, Tretinol,.. để giúp làm sạch lỗ chân lông, thúc đẩy quá trìng tái tạo da và kiểm soát sự phát triển của mụn.
  • Ánh sáng sinh học IPL với màu xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da từ đó khiến chúng không thể hoạt động gây viêm hoặc phát triển thêm.
  • Tiêm meso mụn để ngăn ngừa và giảm tình trạng viêm nhiễm của nốt mụn trứng cá hạch, giảm tình trạng tăng tiết dầu nhờn của da.
  • Công nghệ laser được ứng dụng điều trị mụn trứng cá với tác dụng loại bỏ vi khuẩn và giúp tiêu diệt ổ viêm dưới da, kích thích tăng sinh collagen, elastin giúp da hồi phục nhanh và khỏe mạnh hơn.

Vấn đề quan trọng nhất là bạn cần có được phác đồ điều trị mụn chuẩn y khoa. Để làm được điều này, bạn sẽ cần tới cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa da liễu thẩm mỹ hỗ trợ một cách nhanh chóng. Điều trị mụn cùng bác sĩ chuyên khoa sẽ là giải pháp giúp cho bạn tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí tài chính. 

Dr.thaiha sẽ giúp bạn hiểu đúng về tình trạng mụn trứng cá hạch và tư vấn phương án điều trị an toàn, giảm tái phát mụn. Nếu bạn đang có các vấn đề về mụn, thâm mụn, sẹo mụn… hãy chủ động liên hệ với phòng khám của chúng tôi để nhận hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5