Mụn đinh râu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Rate this post

Mụn đinh râu tuy ít phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm. Các đinh râu thường gây sưng, đau nhức và có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao. Nếu không xử lý sớm, mụn đinh râu sẽ gây tổn thương sâu cho da và hậu quả là sẹo lõm sâu. Do đó, đừng chủ quan khi thấy mụn đinh râu xuất hiện trên cơ thể.

Bạn đang đọc: Mụn đinh râu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Mụn đinh râu là mụn gì?

Mụn đinh râu là một trong những vấn đề da liễu ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Tuy nhiên, đinh râu không phải là mụn trứng cá. Do đó, cơ chế hình thành cũng như điều trị mụn đinh râu sẽ không giống với trứng cá thông thường.

Tên gọi mụn đinh râu được dân gian dùng để chỉ những nốt mụn viêm mọc ở khu vực quanh miệng, vị trí có râu. Tuy nhiên trên thực tế thì mụn đinh râu có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chỉ cẩn có các điều kiện thuận lợi.

Mụn đinh râu là dạng mụn nhọt có độc. Mụn được gây ra bởi tụ cầu khuẩn với tên khoa học là Staphylococcus aureus. Đôi khi cũng có thể là do các loại vi khuẩn và nấm khác nhưng sẽ không phổ biến như tụ cầu khuẩn.

  • Mụn đinh râu thường giống với mụn trứng cá viêm dạng mụn bọc. Mụn thường có các đặc điểm nhận dạng sau:
  • Mụn đinh râu thường mọc đơn lẻ và tập trung ở những vị trí mặt, sau cổ, đùi và mông, những nơi có nhiều nang lông, dễ đổ mồ hôi hoặc thường bị ma sát. 
  • Ban đầu mụn khiến da bị sưng tấy ở mức độ nhẹ. Nhưng theo thời gian, các đinh râu sẽ gia tăng về kích thước và gây sưng nhiều hơn. Kích thước có thể đạt đến 5cm.
  • Quan sát thấy mụn có màu đỏ, cảm giác da mỏng. Kiểm tra thấy mụn mềm và bên trong chứa nhiều dịch mủ và máu.
  • Mụn đinh râu càng phát triển chứng tỏ tình trạng nhiễm khuẩn đang gia tăng. Người bệnh có cảm giác đau nhức khó chịu.
  • Một số trường hợp bị nổi mụn đinh râu sẽ có dấu hiệu sốt cao và ớn lạnh…

Mụn đinh râu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Nguyên nhân gây mụn đinh râu là gì?

Tụ cầu khuẩn là tác nhân chủ yếu gây ra mụn đinh râu. Đây là loại vi khuẩn sống ký sinh trên da của con người. Do đó, ai cũng có nguy cơ bị nổi mụn đinh râu nếu như bị vi khuẩn này tấn công do có các điều kiện thuận lợi.

Theo bác sĩ chuyên khoa, tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus là tác nhân chủ yếu gây ra những nhiễm trùng da, dẫn đến mụn nhọt. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu trong qua qua các tổn thương rất nhỏ. Bao gồm tổn thương sau khi nặn mụn, vết xước da do va chạm mạnh hoặc các vết trầy xước khác.

Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến mụn đinh râu gồm:

  • Trẻ nhỏ và người già có sức đề kháng kém hoặc người bị mắc hội chứng suy giảm miễn dịch tự nhiên rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Người có tiếp xúc gần với người bệnh bị nổi đinh râu hoặc mụn nhọt. Khi này, tác nhân gây bệnh có thể lây từ người sang người thông qua va chạm trực tiếp.
  • Người gặp phải tình trạng viêm da khiến cho hàng rào bảo vệ của da bị phá vỡ. Bao gồm tình trạng mụn trứng cá, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, vảy nến…
  • Người mắc bệnh tiểu đường cũng là đối tượng dễ bị mắc mụn đinh râu, nhất là người trung tuổi và người già.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân có dính tụ cẩu khuẩn. Bao gồm khăn mặt, khăn tắm, quần áo và nhiều vật dụng khác.

Trên cùng một cơ thể có thể xuất hiện đồng thời nhiều mụn đinh râu ở các vị trí khác nhau. Bao gồm mặt, đầu, mông… Nguyên nhân chủ yêu là do vi khuẩn tự lây lan trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà. Nhất là những trường hợp tự ý nặn mụn đinh râu sẽ khiến cho dịch tiết chứa vi khuẩn ảnh hưởng đến các vùng da khác.

Mụn đinh râu có gì giống, khác với mụn trứng cá?

Trên thực tế thì có rất nhiều bệnh nhân không thể tự phân biệt mụn đinh râu và mụn trứng cá. Việc nhầm lẫn các loại mụn khiến cho việc kiểm soát mụn gặp nhiều khó khăn, tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm.

Nhằm giúp mọi người phân biệt được mụn đinh râu và mụn trứng cá, Dr.thaiha xin đưa ra một số gợi ý sau:

Về nguyên nhân gây bệnh

Mụn đinh râu: Mụn viêm được gây ra bởi tụ cầu khuẩn là chủ yếu. Ngoài ra có thể tìm thấy các tác nhân khác là vi khuẩn và nấm. Điều kiện thuận lợi là viêm nhiễm nang lông, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.

Mụn trứng cá: Mụn được gây ra bởi sự bít tắc nang lông do bã nhờn, sừng hóa da cộng thêm hoạt động của vi khuẩn gây mụn. Rối loạn nội tiết hay các thói quen sinh hoạt và chăm sóc da hàng ngày đều có thể dẫn đến mụn trứng cá.

Tìm hiểu thêm: Bệnh lở miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mụn đinh râu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Về kích thước và số lượng mụn

Mụn đinh râu: Thường xuất hiện đơn lẻ với số lượng không nhiều. Tuy nhiên, kích thước mụn thường lớn, có thể đạt đến vài cm và gây sưng, đau nhức khó chịu.

Mụn trứng cá: Thường được thể hiện với nhiều dạng như trứng cá viêm và trứng cá không viêm. Mụn mọc với số lượng lớn, có thể tập trung hoặc đơn lẻ nhưng kích thước lớn nhất cũng không quá một đồng xu.

Vị trí phát triển của mụn

Mụn đinh râu: Thường xuất hiện ở một số vùng như da đầu, mặt, mông, nách, bẹn…

Mụn trứng cá: Tập trung ở những vùng có hoạt động của tuyến bã nhờn như mặt, lưng, bụng, ngực và đôi khi là cả tay chân.

Sự khác biệt về nhân mụn

Mụn đinh râu: Nhân mụn là tổ chức dịch. Trong đó có tế bào bạch cầu, xác chết của vi khuẩn và máu.

Mụn trứng cá: Nhân mụn tồn tại với nhiều dạng khác nhau. Có thể là nhân mụn cứng, nhân mủ, nhân chứa dịch… tùy theo từng dạng mụn gặp phải.

Mức độ nguy hiểm của mụn

Mụn đinh râu: Là dạng mụn độc có khả năng gây nhiễm khuẩn sâu và rộng. Nếu không chú ý điều trị dễ dẫn đến hoại tử da và nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu làm ảnh hưởng đến tính mạng.

Mụn trứng cá: Ít nguy hiểm hơn mụn đinh râu và thường tự khỏi. Mụn chỉ tác động đến thẩm mỹ da với việc gây thâm da và sẹo xấu nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách…

Điều trị mụn đinh râu như thế nào?

Hầu hết bệnh nhân mắc đinh râu đều đang cố tình nặn mụn để loại bỏ nhân mụn. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm khiến cho tổn thương đinh râu thêm nặng và khó điều trị hơn. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nặn mụn đinh râu bằng các dụng cụ và thao tác nặn mụn trứng cá thông thường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, nếu như nặn mụn quá sớm, khi các đinh râu chưa đạt kích thước tối đa thì sẽ không thể loại bỏ hết tổ chức mụn, nguy cơ tái phát sẽ rất cao.

Mụn đinh râu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Da nổi đốm đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nếu không can thiệp gì, mụn đinh râu sẽ tự vỡ và tự biến mất theo thời gian. Trong một số trường hợp, nếu tình trạng nặng hơn, bác sĩ có thể phải tiểu phẫu để lấy hết phần dịch mủ bên trong. Và xử lý mụn đinh râu cần được thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín, với đầy đủ các điều kiện an toàn.

Bên cạnh đó, khi điều trị mụn đinh râu bệnh nhân sẽ được kê đơn sử dụng kháng sinh. Thậm chí là dùng kháng sinh liều cao với các hình thức uống, tiêm hoặc truyền để kiểm soát sự phát triển của tụ cầu khuẩn và tránh nhiễm trùng nặng hơn.

Trong trường hợp người bệnh bị đau nhức bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau. Nếu có dấu hiệu sốt cao cần uống thêm hạ sốt để kiểm soát tình trạng.

Tuy nhiên, nếu người mắc mụn đinh râu bị sốt quá cao thì không loại trừ nguy cơ bị nhiễm trùng lan tỏa vào máu. Hãy lập tức tới cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để thăm khám nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe…

Tại Dr.thaiha, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn thăm khám và điều trị hiệu quả mụn đinh râu. Phòng khám hiện đang sở hữu những điều kiện y tế tốt nhất: đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhân viên điều dưỡng chuyên nghiệp, thiết bị y tế hiện đại, phương pháp điều trị chuẩn y khoa… Dr.thaiha hy vọng sẽ được đồng hành cùng bạn để chăm sóc sức khỏe làn da một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, tự tin và hạnh phúc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5