Mụn cơm ở chân: Nguyên nhân và cách điều trị giảm tái phát

Rate this post

Mụn cơm ở chân được gây ra bởi HPV. Bệnh tuy lành tính nhưng vẫn có khả năng lây lan. Không những thế, việc điều trị mụn hạt cơm còn gặp nhiều khó khăn bởi vị trí nhạy cảm và nguy cơ tái phát rất cao. Hiện nay, laser là phương pháp được lựa chọn để điều trị mụn hạt cơm một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Bạn đang đọc: Mụn cơm ở chân: Nguyên nhân và cách điều trị giảm tái phát

Mụn cơm ở chân là bệnh gì?

Mụn cơm ở chân là bệnh da liễu lành tính được gây ra bởi HPV virus (type 1, 2, 4, 60 và 63). Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi giới tính, mọi độ tuổi bởi tác nhân gây bệnh có khả năng lây lan từ người sang người bằng nhiều con đường khác nhau.

Mụn hạt cơm ở chân thường chỉ mọc ở một số vị trí. Phổ biến nhất là mụn hạt cơm lòng bàn chân và mụn cơm ở các ngón chân, mu bàn chân (những vùng chịu tác động tỳ đè và áp lực khi di chuyển nhiều nhất).

Mụn cơm có dạng sẩn nhỏ, phẳng hoặc sần sùi. Mụn có thể không gây ra dấu hiệu cơ năng nhưng đôi khi sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên đây là bệnh da liễu lành tính và có thể được điều trị hiệu quả nếu như chúng ta nắm chắc được các kiến thức y khoa.

Mụn cơm ở chân: Nguyên nhân và cách điều trị giảm tái phát

Nguyên nhân gây mụn hạt cơm ở chân là gì?

Tác nhân gây mụn cơm ở chân chính là HPV virus type 1, 2, 4, 60 và 63. Virus này có thể tự lây nhiễm trên cùng một cơ thể hoặc lây từ người sang người. Đây chính là lý do tại sao có gia đình tất cả các thành viên đều bị nổi mụn cơm ở chân.

Các nguyên nhân phổ biến khiến cho bạn bị nổi mụn cơm ở chân gồm:

Chân của bạn bị trầy xước

Các vết xước rất nhỏ trên da cũng sẽ là điều kiện để cho HPV xâm nhập và gây ra mụn cơm ở chân. Các trường hợp nhiễm trùng vết xước chủ yếu xảy ra khi trẻ hiếu động, nghịch ngợm đất cát, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Hay như người lao động chân tay, thường xuyên đi chân trần trên đất.

Mắc các bệnh về chuyển hoá

Người bị mắc các bệnh chuyển hoá sẽ có nguy cơ bị nhiễm HPV cao hơn so với người khoẻ mạnh. Bao gồm những người bị rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu cao… hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai, người bị lao phổi, HIV…

Sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Một nguyên nhân gây mụn cơm ở chân chính là do việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Bao gồm tất (vớ), giày, dép… Nhất là những gia đình có thói quen sử dụng dép đi trong nhà thì nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Đây cũng là nguyên nhân mà mụn cơm lây lan ở môi trường công sở.

Tự lây nhiễm

Virus HPV không chỉ khiến cho chân của bạn nổi mụn cơm mà còn có khả năng lan đến các vùng cơ thể khác. Quá trình tự lây nhiễm xảy ra khi bạn vô tình dùng tay để đưa virus đến các vị trí khác như tay, chân, mũi, miệng… Và trên thực tế thì rất ít bệnh nhân ý thức được điều này dẫn đến việc kiểm soát bệnh gặp rất nhiều khó khăn.

Dấu hiệu nhận biết mụn hạt cơm ở chân

Tổn thương do HPV virus gây ra có thể ảnh hưởng đến lòng bàn chân, gót chân, mu bàn chân, kẽ ngón chân… Không khó để chúng ta nhận diện sự xuất hiện của mụn cóc ở chân. Bởi tổn thương thường có những đặc điểm khác hoàn toàn với các dạng mụn khác. 

Cụ thể như sau:

  • Mụn cóc ở chân khiến cho vùng da dày hơn và bị sần sùi, chai cứng.
  • Mụn cóc có thể có màu nâu, đen hoặc nhạt màu hơn vùng da xung quanh.
  • Trên tổn thương mụn dễ dàng quan sát thấy các chấm đen do mạch máu liên kết với nhau gây ra.
  • Mụn cóc có kích thước từ vài mm đến cả cm và có thể mọc đơn lẻ hoặc từng cụm lớn.
  • Quan sát thấy mụn cóc làm mất vân da chân, hình thành mô sẹo u lồi ở lòng bàn chân.
  • Người bệnh có cảm giác đau hoặc nhói buốt khi di chuyển như đứng, đi lại…

Tìm hiểu thêm: Da bị nhiễm trùng da có nguy hiểm không? Cách phòng tránh hữu hiệu

Mụn cơm ở chân: Nguyên nhân và cách điều trị giảm tái phát

Mụn cóc thường ít gây ra các dấu hiệu cơ năng. Và do mọc ở chân nên thường ít được quan tâm theo dõi. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với các nốt mụn cóc nhỏ ở chân. Bởi chúng có thể lan rộng đến các vùng cơ thể khác.

Các bác sĩ cũng cảnh báo tình trạng mụn cóc chảy máu hoặc dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như xuất hiện tình trạng mưng mủ hoặc đóng vảy xung quanh mụn cóc. Do đó, cần thăm khám ngay nếu như bạn phát hiện mụn cóc trên cơ thể, nhất là khi mụn ngày một nhiều hơn và gây đau đớn.

Chẩn đoán phân biệt mụn cóc ở chân

Chẩn đoán mụn cóc ở chân bằng cách quan sát tổn thương da. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành cạo lớp trên cùng của mụn cóc để kiểm tra các dấu hiệu của các chấm nhỏ, sẫm màu hay không.

Để chắc chắn hơn, bác sĩ có thể lấy mẫu tế bào da ở tổn thương mụn cóc và đưa đến phòng xét nghiệm để kiểm tra, phân tích. Kết quả kiểm tra sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mụn cóc và phòng trường hợp có các loại khối u khác trên da.

Chẩn đoán phân biệt mụn cóc ở chân được thực hiện với các vấn đề da liễu sau:

  • Chai sần ở chân: Là những vùng bị sừng hóa che khuất các đường da nhưng không có nhiều chấm đen nhỏ khi cạo.
  • Lichen phẳng: Là tình trạng da nốt sần nhỏ màu đỏ, rải rác, có thể kết hợp thành các mảng vảy thô ở khu vực chân.
  • Dày sừng tiết bã: Là những tổn thương trên bề mặt da, tăng sắc tố da, có thể xuất hiện dưới hình dạng sẩn nhẵn hoặc sần sùi. Bệnh không do virus gây ra.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Bệnh khiến da bị sùi, loét, chảy máu, dai dẳng và các bờ, màu không đều.
  • Mụn thịt: Tổn thương da có kích thước nhỏ, bề mặt mềm và mịn, có cuống, giống màu da…

Điều trị mụn cóc ở chân như thế nào

Bác sĩ khuyến cáo, nếu bạn chưa từng bị mụn cóc ở chân hay các vùng cơ thể khác, hãy tiêm phòng Vaccine. Vaccine sẽ giúp ngăn ngừa sự tấn công của virus HPV. Không những giảm nguy cơ nổi mụn cóc ở chân, Vaccine còn giúp bạn không bị sùi mào gà hoặc ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra.

Khi bạn đã bị lây nhiễm HPV và xuất hiện mụn cóc ở chân, các giải pháp điều trị sẽ được bác sĩ tư vấn tuỳ theo mức độ bệnh lý và khả năng tài chính. Bao gồm chấm salicylic, đốt điện, áp lạnh, hay tiểu phẫu để loại bỏ mụn cóc. Đây đều là những phương pháp điều trị đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế.

Mụn cơm ở chân: Nguyên nhân và cách điều trị giảm tái phát

>>>>>Xem thêm: Hình ảnh mụn thịt ở cổ và cách chữa trị chuẩn y khoa

Tuy nhiên, cách tốt nhất để bạn loại bỏ mụn cóc chính là sử dụng laser để phá huỷ các nốt sùi. Phương pháp điều trị đạt chuẩn FDA đang gây được tiếng vang lớn bởi những ưu điểm nổi trội sau:

  • Laser mụn cóc có tính định vị cao nên sẽ điều trị mụn cóc ở các vị trí khó như kẽ ngón chân.
  • Năng lượng laser giúp phá huỷ mụn cóc hoàn toàn mà hạn chế tổn thương để lại trên da.
  • Thời gian điều trị bằng laser siêu ngắn, hoàn toàn không cần nghỉ dưỡng sau khi laser.
  • Laser đồng thời sẽ giúp kích thích sự phát triển của tế bào da nên sẽ làm cho da được phục hồi nhanh chóng.
  • Hoàn toàn không chảy máu, không sưng, không để lại sẹo xấu sau khi mụn cóc được loại bỏ.
  • Rút ngắn thời gian điều trị hơn so với đốt điện và ngăn chặn nguy cơ tái phát mụn cóc trong tương lai…

Tại Dr.thaiha, bạn sẽ được điều trị mụn cóc ở chân với thiết bị laser hiện đại và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Dr.thaiha cũng sẽ tư vấn các biện pháp phòng ngừa mụn cóc để tránh tái phát bệnh một cách hiệu quả nhất. Phòng khám có hơn 10 năm hoạt động và đang trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín, được đông đảo người dân thủ đô lựa chọn.

Rất hân hạnh được đón tiếp và phục vụ quý khách hàng, quý bệnh nhân tại số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5