Nấm da mặt: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

Rate this post

Nấm da mặt là một bệnh da liễu gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người mắc phải. Bệnh lý này rất phức tạp, dai dẳng, dễ tái phát nếu như không được điều trị đúng phương pháp. Để hiểu rõ hơn bạn hãy tham khảo chia sẻ của bác sĩ da liễu trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Nấm da mặt: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

Nấm da mặt là gì?

Nấm da mặt là bệnh da liễu có tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm dermatophyte. Đây là một loại nấm mốc có nguồn dinh dưỡng là keratin. Bởi vậy nên nấm thường tồn tại trên lớp sừng, tóc hoặc móng của cơ thể con người.

Nấm da mặt gây ra tình trạng nhiễm trùng da ở trên mặt và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Vùng xuất hiện nấm có thể là một phần hoặc toàn bộ da mặt. Tuy nhiên sẽ không xuất hiện ở vùng có lông như ria mép, râu bởi nếu xuất hiện ở đây sẽ gọi là nấm da đầu.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là những người sống ở vùng nóng ẩm, trẻ nhỏ chưa đủ ý thức vệ sinh. Hoặc những người mắc bệnh béo phì, tăng tiết mồ hôi, bị bệnh tiểu đường, suy nhược mãn tính,…

Nấm da mặt gây nên sự khó chịu và làm mất thẩm mỹ khi mắc phải. Nhưng nếu bạn điều trị bằng phương pháp phù hợp có thể kiểm soát được. Do đó khi có dấu của nấm da mặt cần chủ động khám chữa càng sớm càng tốt. 

Nấm da mặt: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

Nguyên nhân phổ biến gây nấm da mặt 

Như vừa nói ở trên nguyên nhân chính gây nên nấm da mặt chính là nấm. Khi tấn công vào da sẽ nhanh chóng gia tăng số lượng và gây tổn thương với các dấu hiệu đặc trưng. Các nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

Tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bệnh

Nấm da mặt có thể lây nhiễm ở mức độ nhất định thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nấm. Chúng thường tồn tại nhiều trong các bề mặt xung quanh chúng ta. Chẳng hạn như trong không khí, trong đất, trong nước,…Hoặc đôi khi nấm cũng có thể lây khi dùng chung đồ với người đang mắc bệnh. Nếu bạn tiếp xúc với nấm chúng có thể xâm nhập vào da và gây nên bệnh.

Do hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, làm cho chức năng rào cản của da mặt bị suy giảm. Điều này khiến cho tế bào lớp sừng bị tổn thương, sức đề kháng của da cũng bị suy giảm theo dẫn đến nhiễm nấm trên mặt.

Do vệ sinh da không đúng cách

Vệ sinh da không đúng cách cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nấm da mặt. Bởi lẽ bụi bẩn, dầu nhờn tồn tại trên da là điều kiện thuật lợi cho nấm phát triển và gây bệnh.

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng

Việc sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp, kém chất lượng cũng sẽ làm tổn hại đến da. Da bị kích ứng tổn thương tạo thuận lợi cho nấm tồn tại, phát triển và gây nên bệnh.

Các biểu hiện của nhiễm nấm da mặt

Những triệu chứng của nấm da mặt thường khá dễ để nhận biết. Thông thường người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như:

  • Da bị kích ứng và ngứa: Đây là giai đoạn ban đầu của bệnh, nấm sẽ gây ngứa ngáy, kích ứng. Bạn sẽ liên tục muốn dùng tay để gãi khi lúc nào cũng bứt rứt, khó chịu.
  • Da bị viêm đỏ: Vùng da bị nấm xuất hiện những ổ viêm đỏ trên da mặt, ban đầu là những đốm nhỏ. Càng về sau tình trạng này sẽ càng lan rộng ra và da đỏ ửng đỏ lên.
  • Da bong tróc và tạo vảy: Những vùng da bị nấm làm tổn thương sẽ khô hơn bình thường. Da bị bong tróc, tạo thành những mảng vảy nhỏ và dày. 
  • Da bị nổi mụn và nhạy cảm với ánh sáng: Các nốt mụn đỏ trên da khiến bạn khó chịu. Vùng da bị nấm cũng trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.

Tìm hiểu thêm: Viêm da tiết bã ở mặt: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả

Nấm da mặt: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

Nấm da mặt có nguy hiểm không?

Nấm da mặt tuy không phải là bệnh lý đe dọa tính mạng nhưng lại hết sức phiền toái. Bệnh dễ dàng lây lan sang các vùng da khác và để lại sẹo trên da. Từ đó gây mất thẩm mỹ và khiến cho ai khi mắc phải cũng đều cảm thấy tự ti. 

Tình trạng này kéo dài cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra nếu bệnh lan đến vùng mắt hoặc miệng sẽ gây ảnh hưởng tới thị lực hoặc các dây thần kinh trên mặt. 

Bởi vậy nên khi có những triệu chứng bệnh bạn cần thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu được điều trị đúng phương pháp tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm da mặt

Nhiều trường hợp khi bị nấm da mặt thường xem nhẹ và muốn tự điều trị. Điều này vô tình khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng và khó chữa hơn. Do đó nếu bạn có biểu hiện bệnh hãy đến trực tiếp bệnh viện da liễu để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán bệnh nấm da mặt

Nấm da mặt dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác về da. Chẳng hạn như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, viêm da quanh miệng,….Tại cơ sở chuyên khoa bác sĩ da liễu sẽ giúp chẩn đoán và phân biệt với các bệnh lý này.

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm nấm men, soi kính hiển vi và nuôi cấy các vết phát ban trên da. Thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm có thể kéo dài trong một vài ngày. Thông qua kết quả thu được bác sĩ sẽ nắm được chính xác loại nấm gây bệnh, mật độ nấm. Từ đó các phác đồ điều trị bệnh hiệu quả và an toàn cho từng trường hợp.

Phương pháp điều trị nấm da mặt

Tùy thuộc theo từng mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Trường hợp nấm da mặt nhẹ

Bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị bằng muối. Đầu tiên bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Sau đó dùng 20g muối tinh pha loãng với 500ml nước. Dùng nước muối này để rửa sạch da giúp kháng khuẩn. Cuối cùng là dùng khăn sạch thấm khô da.

Nấm da mặt: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

>>>>>Xem thêm: Nổi mụn cóc ở tay do đâu? Cách điều trị hiệu quả mụn cóc

Trường hợp nấm da mặt nặng

Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc chống nấm, kháng viêm để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Thời gian và liều lượng thuốc cụ thể sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp. Do đó bạn cần thăm khám trực tiếp để được biết chính xác nhất.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị nấm da mặt

Để việc điều trị bệnh được hiệu quả người bệnh cần chú ý những vấn đề dưới đây.

  • Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau xanh và hoa quả tươi. Chẳng hạn như các loại rau má, cà chua, táo, nho hoặc thực phẩm giàu protein như cá, thịt lợn, trứng,…
  • Tránh ăn các loại hải sản hoặc các loại thực phẩm dễ gây kích ứng. Chẳng hạn như thịt gà, đồ nếp, đồ ăn cay nóng, rau muống, thịt bò,…
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm cho đến khi điều trị bệnh dứt điểm. Trường hợp cần thiết phải dùng nhất định phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Có chế độ tập luyện hợp lý, sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Qua đó hỗ trợ điều trị bệnh được nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Trên đây là những thông tin về nấm da mặt được Dr.thaiha chia sẻ mà bạn có thể tham khảo. Nếu nhận thấy mình có những triệu chứng của bệnh hãy nhanh chóng thăm khám điều trị cùng Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thái Hà để tránh ảnh hưởng do bệnh gây ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5