Mọc mụn trên đầu có thể là dấu hiệu của mụn trứng cá, viêm nang lông và đôi khi cũng sẽ là mụn nhọt. Mọc mụn không chỉ ảnh hưởng đến da đầu mà còn có thể gây ra tình trạng rụng tóc. Đáng chú ý hơn khi tổn thương mụn lớn dễ dẫn đến viêm da và để lại sẹo xấu, từ đó, tóc sẽ không thể mọc trên nền sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Bạn đang đọc: Mọc mụn trên đầu là bị bệnh gì? Có cần điều trị không?
Contents
Dấu hiệu mọc mụn trên đầu
Có thể bạn chưa biết, mụn có khả năng mọc ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Bao gồm mặt mũi, chân tay, lưng bụng và cả đầu. Đặc biệt là những vùng da có lông rậm thì nguy cơ bị mọc mụn sẽ rất cao. Phải kể đến đó chính là nách, vùng kín và da đầu. Và hiện có rất nhiều người đang gặp hiện tượng mụn trên đầu.
Mọc mụn trên đầu không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của mụn kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu luôn khiến chúng ta phải lo lắng.
Mụn trên đầu xuất hiện với nhiều dạng khác nhau. Đôi khi là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, cũng có thể là mụn bọc, mụn mủ và các nang mụn lớn… Nói chung là tuỳ từng nguyên nhân gây mụn mà sẽ có các dấu hiệu đặc trưng riêng.
Bạn sẽ cần chú ý đến các dấu hiệu sau:
- Vùng chân tóc kéo dài từ trán đến sau gáy xuất hiện mụn đỏ, nhỏ li li, dễ quan sát.
- Mụn mọc rải rác ở các nang tóc trên da đầu với kích thước lớn nhỏ khác nhau.
- Mụn gây sưng da đầu kèm theo đó là cảm giác đau hoặc ngứa khó chịu.
- Mụn trên đầu tập trung thành một vùng và có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Có hiện tượng tróc vảy gàu ở da đầu hoặc dấu hiệu rụng tóc.
- Đầu tóc chóng bị bết dính và có mùi hôi khó chịu…
Nguyên nhân gây khiến mụn mọc trên đầu là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều lý do khiến cho mụn xuất hiện ở da đầu của bạn. Và chắc chắn sẽ có những nguyên nhân bạn không thể ngờ đến. Cụ thể như sau:
- Gội đầu không đủ kỹ khiến cho dầu gội, xả không được loại bỏ hoàn toàn và dễ gây ra tình trạng viêm da đầu.
- Gội đầu quá thường xuyên và bằng nước nóng có thể khiến cho da đầu bị khô và cũng dễ gây kích ứng da, mọc mụn trên đầu.
- Tế bào chết tích tụ ở da đầu gây bít tắc các nang tóc. Thêm vào đó là bã nhờn được tiết ra liên tục và da đầu đổ mồ hôi thường xuyên.
- Da đầu nổi mụn do sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc nha gel dưỡng tóc, các liệu pháp dưỡng tóc hoặc keo xịt tóc.
- Đội mũ vải hoặc đội mũ bảo hiểm thường xuyên khiến da đầu bị bí bách, ra nhiều mồ hôi và gây ra tình trạng nổi mụn.
Tất cả những điều trên sẽ tạo cơ hội cho tác nhân gây mụn trên đầu phát triển. Trong đó phải kể đến chính là các loại nấm và vi khuẩn. Phổ biến nhất chính là nấm họ Malassezia, Cutibacterium, Staphylococcus epidermidid, Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus, Demodex folliculorum và cả vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Nổi mụn ở trên đầu có thể là bệnh gì?
Dựa vào tổn thương mụn trên da đầu mà chúng ta sẽ có phân loại bệnh như sau:
- Bệnh nhẹ: Bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng và chưa gây viêm da đầu.
- Bệnh vừa: Bao gồm sẩn viêm và mụn mủ gây viêm da đầu.
- Bệnh nặng: Bao gồm các u nang, ở sâu dưới da gây viêm da và rụng tóc…
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng mụn trên đầu sẽ có liên quan đến nhiều bệnh lý da liễu. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi hầu hết các bệnh đều sẽ lành tính và có thể được kiểm soát một cách hiệu quả.
Mụn trứng cá trên da đầu
Có không ít người bị mọc mụn trứng cá trên đầu. Tập trung chủ yếu ở vùng chân tóc phía trán. Đa phần thường sẽ là mụn đầu đen, mụn đầu trắng và đôi khi là sự kết hợp của mụn ẩn. Bệnh lý này không nguy hiểm và có thể được điều trị tích cực bằng thuốc.
Mụn da đầu do viêm chân tóc
Khi các chân tóc bị viêm sẽ khiến cho da đầu bị nổi mụn. Đó có thể chỉ là các chấm đỏ ở ngay phần chân tóc. Nhưng đôi khi cũng sẽ là tình trạng mụn mủ. Viêm chân tóc thường xuất hiện với tình trạng ngứa da đầu rất khó chịu. Bệnh thường phát triển trên diện rộng, có thể là toàn bộ da đầu.
Tìm hiểu thêm: Da nhiễm corticoid: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phát hiện điều trị
Mụn trên đầu do nấm
Nấm da đầu không chỉ khiến da bị bong tróc, ngứa ngáy khó chịu mà còn khiến cho đầu của bạn nổi mụn. Da đầu bị nhiễm nấm chủ yếu là do nấm sợi thuộc loài nấm Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào các sợi tóc gây ra. Và điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển là khi da đầu của bạn không được làm sạch đúng cách.
Chấy rận khiến da đầu nổi mụn
Vùng đầu của chúng ta được bao phủ bởi hàng triệu sợi tóc. Đây chính là môi trường lý tưởng cho các loại ký sinh trùng phát triển, trong đó phải kể đến chấy rận. Sinh vật này có kích thước nhỏ và sẽ hút máu người để sinh sống. Khi chấy rận hút máu sẽ tiết dịch gây ngứa ngáy khó chịu. Quan sát thấy da đầu bị nổi mẩn đỏ, đó có thể là vết cắn của chấy rận hoặc cũng có thể là hang ổ để cho ký sinh trùng đẻ trứng.
Mọc mụn nhọt ở trên đầu
Mụn nhọt là tổn thương sâu dưới da và thường chỉ xuất hiện đơn lẻ. Mụn nhọt có kích thước lớn và đây chính là những nốt sần hoặc mụn mủ có liên quan đến nang lông và được gây ra bởi nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Biểu hiện lâm sàng là nốt hoặc mụn mủ, các mô hoại tử thoát mủ hoặc máu lẫn mủ. Mụn trên đầu do nhọt sẽ gây sưng đau dữ dội và kèm theo là sốt cao, suy nhược cơ thể.
Ai dễ bị nổi mụn trên đầu?
Các đối tượng có nguy cơ bị nổi mụn trên da đầu gồm:
- Trẻ nhỏ hoặc người có tuổi.
- Người béo phì hoặc bị tiểu đường.
- Người lười vệ sinh đầu tóc.
- Người bị tăng tiết mồ hôi ở vùng đầu.
- Người bị suy giảm miễn dịch và sức đề kháng tự nhiên…
Điều trị mụn trên đầu an toàn và hiệu quả
Dr.thaiha xin lưu ý mọi người không nên tùy tiện áp dụng các cách điều trị dân gian để chữa mụn nhọt. Bởi việc thoa, đắp các nguyên liệu tự nhiên lên tổn thương da đầu đang bị viêm, vết thương ở sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhất là khi bạn đang gặp các vấn đề về nhọt thì sẽ rất nguy hiểm.
Đa số tình trạng mụn trên da đầu đều lành tính. Tuỳ theo nguyên nhân bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn các giải pháp điều trị phù hợp. Bao gồm dùng thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn kết hợp với chăm sóc tóc khoa học để cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng.
- Axit salicylic được sử dụng để loại bỏ tế bào da chết trên da đầu.
- Ketoconazole là thuốc kháng nấm, giúp giảm sưng đỏ và tình trạng vảy ở da đầu.
- Ciclopirox là thành phần trị nấm da, giúp cải thiện tình trạng ngứa da đầu rõ rệt.
- Benzoyl peroxide khả năng tiêu diệt vi khuẩn để cải thiện mụn nhanh chóng.
- Corticoid dạng kem bôi hoặc uống được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa.
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị khi da bị nhiễm corticoid chuẩn y khoa
Song song với đó, bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị bằng ánh sáng IPL. Lựa chọn năng lựa IPL phù hợp với tình trạng da đầu để mang đến các hiệu quả giảm viêm, ngăn ngừa và tiêu diệt các tác nhân gây mụn. Mặt nạ ánh sáng sinh học đồng thời cũng sẽ giúp kích thích tái tạo tế bào da, kích thích sinh trưởng của các nang tóc. Từ đó sẽ phục hồi da đầu nhanh chóng nhất và cải thiện tình trạng tóc bị rụng khi da đầu nổi mụn.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, mụn trên da đầu thường do vi khuẩn (tụ cầu) và vi nấm gây ra. Thời gian điều trị mụn ở da đầu thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Hơn nữa, bạn cũng có thể phải tiếp tục điều trị khu vực này để tránh tái phát.
Nhằm giúp mọi người chủ động kiểm soát tình trạng mụn trên da đầu, Dr.thaiha xin đưa ra một số gợi ý sau:
- Gội đầu 2-3 lần/ tuần bằng những sản phẩm phù hợp.
- Luôn luôn làm khô tóc và da đầu trước khi đi ngủ hoặc đội mũ.
- Không lạm dụng các phương pháp và sản phẩm làm đẹp cho tóc.
- Tránh gội đầu bằng nước nóng, thay vào đó bạn nên sử dụng nước ấm hoặc lạnh.
- Vệ sinh mũ, nón bảo hiểm, ga gối thường xuyên hơn.
- Lựa chọn mũ rộng rãi, tránh ôm sát đầu khiến da đầu bí bách.
- Bổ sung đủ nước để hạn chế tình trạng da tiết dầu.
Ngay lúc này, nếu bạn đang có dấu hiệu nổi mụn trên đầu, hãy liên hệ với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để được tư vấn kỹ lưỡng về bệnh. Từ đó bạn sẽ nhận được liệu trình điều trị chuẩn y khoa. Trân trọng!