So với việc tiêm ít filler thì tiêm filler nhiều sẽ nguy hiểm hơn. Bởi chất làm đầy có thể gây biến dạng mặt, có thể ảnh hưởng đến mô da và cả mạch máu. Thế nhưng, không phải ai cũng biết thế nào là tiêm filler nhiều dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Dr.thaiha sẽ giúp bạn tìm hiểu tiêm filler nhiều có sao không và tư vấn liệu trình an toàn nhất.
Bạn đang đọc: Tiêm filler nhiều có sao không? Cần lưu ý gì?
Contents
Thế nào là tiêm filler nhiều?
Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ hiện đại và được đánh giá cao về hiệu quả. Với tiêm filler, bạn có thể làm đẹp mà không cần động dao kéo, hiệu quả nhanh chóng và duy trì lâu dài. Đã thế, filler lại còn có thể mang lại sự thay đổi tự nhiên và chân thật nên ngày càng được lòng hội chị em.
Chính vì những ưu điểm của filler nên có rất nhiều người đang tiêm filler nhiều. Nhưng bản thân họ lại không biết điều này dẫn đến việc làm đẹp bằng filler kém hiệu quả. Thậm chí là còn tiềm ẩn rủi ro.
Tiêm filler nhiều được biết đến là việc lạm dụng filler. Hai trường hợp xảy ra như sau:
- Tiêm filler với lượng quá nhiều: Sử dụng filler với liều lượng vượt ngưỡng an toàn ở các vùng tiêm trên cơ thể.
- Tiêm filler liên tục: Là việc bổ sung filler liên tục, chỉ trong thời gian ngắn. Điều này cũng nguy hiểm không khác gì việc bạn tiêm filler nhiều.
Tiêm filler nhiều có sao không?
Thường thì các bạn trẻ sẽ lạm dụng filler bởi cho rằng filler cứ tiêm nhiều thì sẽ đẹp. Nhưng trên thực tế thì việc cân đối liều lượng và khoảng cách tiêm filler sẽ mang đến độ an toàn cao hơn. Đặc biệt là còn giúp chúng ta tiết kiệm kha khá chi phí đấy nhé.
Trong trường hợp bạn muốn lạm dụng filler, thì hãy tự đặt câu hỏi tiêm filler nhiều có sao không? Bác sĩ chuyên khoa xin đưa ra một số những tác hại khi tiêm nhiều filler như sau:
Gây ra sự lãng phí
Nếu bạn tiêm filler quá nhiều thì bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn hơn. Bởi dịch vụ tiêm filler được tính theo lượng sản phẩm dùng trong mỗi liệu trình. Chính vì thế, tiêm nhiều filler sẽ gây ra sự lãng phí tài chính một cách không cần thiết. Có thể nó sẽ nằm ngoài khả năng đầu tư của bạn và khiến bạn sa vào dịch vụ tiêm filler giá rẻ, không đảm bảo chất lượng.
Biến dạng mặt khi tiêm filler
Tiêm filler nhiều có sao không? Nếu bạn tiêm filler quá nhiều thì nguy cơ biến dạng mặt là rất cao. Bởi lẽ, filler sẽ làm tăng thể tích mô quá mức cho phép. Điều này có thể khiến cho mặt má của bị phụ phù nề, môi biến dạng, cằm to và thô… Tất cả sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm cho bạn thiếu tự tin với một gương mặt phù nề, biến dạng.
Tiêm filler nhiều gây tổn thương mạch máu
Có thể bạn không biết là dưới da có vô vàn các mạch máu nối thông với nhau. Mọi vị trí tiêm filler đều có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máu. Nếu ảnh hưởng đến mao mạch thì sẽ gây ra tình trạng bầm tím. Nhưng khi ảnh hưởng đến mạch máu lớn hơn như tĩnh mạch thì sẽ gây ra biến chứng cực nguy hiểm.
Tiêm filler nhiều có sao không? các tình huống có thể xảy ra khi filler tổn thương mạch máu gồm:
- Tiêm filler gây tắc ngoài mạch: Filler được tiêm gần sát các mạch máu với một lượng lớn sẽ có thể chèn ép mạch máu và làm cho máu không thể lưu thông như cũ.
- Tiêm filler gây tắc trong lòng mạch: Filler được tiêm vào các mạch máu sẽ di chuyển và đến một vị trí hẹp sẽ chặn lại ở đó. Lúc này, máu sẽ không thể lưu thông và sẽ gây tắc mạch hoàn toàn…
Mù loà nếu như tiêm filler quá nhiều
Tiêm filler nhiều có sao không? Do các mạch máu dưới da được nối thông nên nếu như tắc mạch xảy ra sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Đây là lý do tại sao có nhiều người bị mù lòa sau khi tiêm filler quá nhiều. Bao gồm các trường hợp tiêm filler mũi bị mù, tiêm filler má bị mù và cả tiêm filler xóa chân chim cũng có thể bị mù.
Hoại tử mô da khi tiêm filler quá nhiều
Trong trường hợp tiêm filler nhiều gây tắc mạch không được xử lý sớm thì sẽ gây ra tình trạng hoại tử mô da. Nguyên nhân là do máu không thể lưu thông dẫn đến việc mô da bị chết. Tại các vùng da bị bầm tím sẽ chuyển dần sang màu đen và gây ra tình trạng hoại từ. Từ đó sẽ xuất hiện sẹo xấu, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler âm đạo để làm gì? Có nên tiêm không?
Tiêm filler nhiều có sao không, có nên tiêm không?
Như vậy là việc tiêm filler nhiều là không nên. Bên cạnh đó, filler cũng chỉ phù hợp với những người có đủ điều kiện sức khoẻ. Thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định filler cho những trường hợp sau:
- Những người đủ 18 tuổi trở lên.
- Người có nhu cầu làm đẹp mà không tác động dao kéo.
- Những người có khuyết thiếu mô da, mỡ khiến cho mặt bị lõm hóp.
- Những người cảm thấy tự ti về sự lão hoá của da…
Những vùng da có thể tiêm filler sẽ nằm ở mặt, cổ, tay. Tránh xa các mạch máu và những vùng da đang có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Cũng không tiêm filler nếu như bạn đang mang thai hoặc đang bị mắc bệnh rối loạn đông máu hoặc tiểu đường cao…
Tiêm filler bao nhiêu là đủ và đẹp
Như vậy là chúng ta đã biết tiêm filler nhiều có sao không. Vậy sử dụng filler với lượng bao nhiêu là đủ để giúp chúng ta làm đẹp an toàn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ước lượng filler cho mỗi vùng da sẽ là khác nhau. Phụ thuộc theo độ tuổi, mức độ lão hoá và mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo liều lượng filler nằm trong ngưỡng an toàn được Dr.thaiha gợi ý sau:
- Tiêm filler môi không quá 1cc;
- Tiêm filler mũi không quá 1,5cc;
- Tiêm filler thái dương không quá 4cc/ bên;
- Tiêm filler mặt má không quá 4cc/ bên;
- Tiêm filler rãnh cười không quá 1.5cc;
- Tiêm filler cằm không quá 3cc…
Thay vì việc tiêm nhiều filler, bác sĩ sẽ tiêm filler từ từ và tiêm tăng liều. Dừng lại cho đến khi cảm thấy đủ và đẹp. Bạn luôn phải nhớ rằng sử dụng filler quá nhiều sẽ không an toàn và sẽ gây lãng phí. Do đó, bạn hãy tiêm filler với lượng vừa đủ và tiêm bổ sung định kỳ để tối ưu được hiệu quả trẻ hoá da.
>>>>>Xem thêm: Địa chỉ tiêm filler uy tín tại Hà Nội có chuyên gia đầu ngành
Cách xử lý khi vô tình tiêm nhiều filler
Tiêm filler nhiều có sao không? Sau khi tiêm filler nhiều, nếu sức khoẻ của bạn bình thường và da không có biểu hiện lạ thì không cần quá lo lắng. Nhưng nếu da của bạn có xuất hiện bất thường thì cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ thăm khám nhanh chóng.
Bạn sẽ phải sử dụng kháng sinh và theo dõi da trong thời gian dài. Nhưng đa phần bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm tan filler để giúp tránh biến chứng thẩm mỹ. Việc làm tan filler một phần hay tiêm tan filler hoàn toàn sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng da ở thời điểm điều trị.
Trong trường hợp xấu nhất xảy ra, bạn sẽ phải thực hiện phẫu thuật nạo vét toàn bộ filler và tổ chức viêm. Kết hợp với việc tăng cường kháng sinh và kháng viêm để mau ổn định ra. Quy trình xử lý biến chứng cần được thực hiện gấp với các trường hợp filler bị biến dạng mặt, bị tắc mạch và bị hoại tử mô da. Và cần tới cơ sở y tế như các bệnh viện để thực hiện nạo vét filler…
Dr.thaiha mong rằng với những gì được chia sẻ đã giúp mọi người hiểu rõ tiêm filler nhiều có sao không. Nếu bạn đang có ý định làm đẹp với filler chính hãng và bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao, hãy chủ động liên hệ với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để nhận được tư vấn liệu trình và nhận báo giá chi tiết nhất.