Có rất nhiều khách hàng đặt câu hỏi tiêm filler môi bị sưng uống thuốc gì để mau khỏi, tránh tác dụng phụ? Các bác sĩ nhấn mạnh, tình trạng sưng môi sau khi tiêm filler rất dễ gặp và không nguy hiểm. Bạn sẽ không cần sử dụng quá nhiều thuốc vẫn có thể thoát khỏi việc phù nề. Nếu không tin, hãy cùng đọc bài chia sẻ của Dr.thaiha để chủ động cải thiện tác dụng phụ khi tiêm filler môi nhé.
Bạn đang đọc: Tiêm filler môi bị sưng uống thuốc gì để tránh tác dụng phụ?
Contents
Vì sao tiêm filler môi bị sưng?
Theo thời gian, môi của bạn sẽ bị lão hoá. Nguyên nhân xuất phát từ các vấn đề nội sinh và ngoại sinh. Dễ nhận thấy môi bị thay đổi hình dáng, kích thước, màu sắc và không còn có sự quyến rũ. Và filler sẽ là cứu cánh cho đôi môi đang dần bị lão hoá của bạn.
Việc tiêm bổ sung chất làm đầy filler vào môi sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho môi một cách tự nhiên nhất. Từ đôi, thể tích môi sẽ được điều chỉnh nhẹ nhàng, môi trở lên căng mịn và hồng hào. Không dừng lại ở đó, tiêm filler còn giúp tạo được các dạng môi đẹp, hợp với độ tuổi và gương mặt.
Tuy là phương pháp thẩm mỹ không tác động dao kéo nhưng tiêm filler môi vẫn gây ra tổn thương da. Do đó, hầu hết khách hàng đều nhận thấy môi bị sưng sau khi tiêm filler. Câu hỏi tiêm filler môi bị sưng uống thuốc gì cũng từ đó được quan tâm nhiều hơn.
Theo bác sĩ chuyên khoa, sưng sau khi tiêm filler là tác dụng phụ thường gặp, xảy ra ở hết các trường hợp tiêm filler môi. Và ngay sau đây, Dr.thaiha sẽ chia sẻ cùng bạn một vài nguyên nhân làm gia tăng tình trạng sưng môi. Bao gồm:
Tiêm filler môi bị sưng do vị trí tiêm nhạy cảm
Filler có thể được tiêm ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là gương mặt. Tuy nhiên, sẽ có những vùng tiêm nhạy cảm, làm tăng nguy cơ bị sưng, đau, bầm tím. Và khu vực môi chính là một vùng tiêm filler có tính nhạy cảm nhất do cấu tạo mỏng và thường xuyên cử động. Đây là lý do mà ngày càng có nhiều người thắc mắc tiêm filler môi bị sưng uống thuốc gì mau khỏi.
Tiêm môi bị sưng do cơ địa
Cơ địa của bạn quyết định đến tốc độ ổn định của filler. Cơ địa tốt sẽ có khả năng đáp ứng với filler nhanh hơn, filler sớm ổn định hơn nên sẽ bị sưng ít và nhanh hơn. Thường thì tiêm filler cho người trẻ tuổi sẽ ít bị sưng hơn là người có tuổi.
Đặc biệt, với những cơ địa nhạy cảm thì tiêm filler môi sẽ bị sưng nhiều. Thậm chí là filler còn có thể bị đào thải nhanh chóng do cơ thể không thích ứng được với chất làm đầy môi. Dù cho bạn đã lựa chọn cho bản thân một loại filler có chất lượng tốt thì vẫn sẽ bị sưng nhiều.
Tiêm filler môi bị sưng do chất lượng filler
Filler có chất lượng tốt khi tiêm sẽ chỉ làm cho môi bị sưng một vài ngày. Và đây là tác dụng phụ thường gặp, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu filler có chất lượng kém thì sẽ khiến môi bị sưng nhiều, phù nề nghiêm trọng và sưng kéo dài. Lúc này, tình trạng sưng là cảnh báo biến chứng và cần đặt câu hỏi tiêm filler môi bị sưng uống thuốc gì mau khỏi.
Nguy cơ tiêm môi bị sưng bất thường đến từ các tình huống sau:
- Sử dụng dòng sản phẩm filler có thành phần không tan.
- Sử dụng filler có nguồn gốc không rõ ràng, giá rẻ.
- Sử dụng filler đã có dấu hiệu hỏng, hàng hết date hoặc cận date.
- Tiêm quá nhiều filler vào môi chỉ trong thời gian ngắn.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler cằm tròn như thế nào? Quy trình chuẩn y khoa
Kỹ thuật tiêm filler khiến môi bị sưng đau
Tiêm filler môi bị sưng uống thuốc gì, uống nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào trình độ tay nghề của bác sĩ. Với một người có chuyên môn tốt thì kỹ thuật tiêm filler sẽ chuẩn, hạn chế tổn thương môi. Do đó, việc tạo hình môi với filler sẽ nhanh chóng, nhẹ nhàng, an toàn và hiệu quả hơn. Tình trạng sưng đau sẽ chỉ thoáng qua, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Nhưng nếu quy trình tiêm filler không đúng kỹ thuật, do người tiêm filler không có tay nghề cao thì sẽ rất khó nói trước điều gì. Môi của bạn sẽ có thể bị tổn thương nhiều hơn, tăng nguy cơ sưng đau, bầm tím. Đặc biệt hơn nữa là tổn thương môi lâu lành, làm cho môi bị viêm, lở loét và dễ làm hỏng cấu trúc môi…
Câu hỏi được đặt ra là tiêm filler môi bị sưng sẽ cần làm gì để cải thiện? Hãy cùng với Dr.thaiha tiếp tục tìm hiểu nhé.
Tiêm filler môi bị sưng uống thuốc gì để cải thiện
Ngay khi nhận thấy môi bị sưng, khách hàng sẽ lập tức tìm hiểu tiêm filler bị sưng uống thuốc gì. Nhiều người sẽ tự mua thuốc giảm đau, giảm sưng, chống phù nề về sử dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng việc này là không cần thiết.
Bởi đa số tình trạng sưng môi chỉ là tác dụng phụ thường gặp. Có đến 80% khách hàng sẽ gặp dấu hiệu này và nó không hề ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ. Hiện tượng sưng sẽ giảm dần và biến mất khi filler đã vào form chuẩn. Thường sẽ mất khoảng 3-5 ngày để môi hết sưng hoàn toàn.
Trong thời gian này, bạn chỉ cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm được bác sĩ kê đơn để kiểm soát tác dụng phụ của filler gây ra. Không cần dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào, cũng không cần tăng liều thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy môi bị sưng đau bất thường thì hãy thông báo với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Rất có thể bác sĩ sẽ thay đổi đơn thuốc, bổ sung thuốc giảm đau, chống phù nề cho bạn sử dụng. Thường sẽ được áp dụng với các trường hợp bị nghi ngờ biến chứng sau khi tiêm filler môi.
>>>>>Xem thêm: Tiêm collagen môi để làm gì? Những điều cần chú ý khi tiêm
Tiêm môi bị sưng phải làm sao?
Tiêm môi bị sưng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm bởi các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn chăm sóc môi khoa học để giảm sưng đau một cách hiệu quả nhất. Và câu hỏi tiêm filler môi bị sưng uống thuốc gì sẽ có lời giải đáp chuẩn xác nhất.
Nếu sau khi tiêm filler môi bị sưng, bạn hãy làm theo một số gợi ý sau:
- Trước hết hãy dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định y khoa. Chú ý là nếu không sưng nhiều bạn sẽ không cần uống thuốc chống phù nề hay giảm đau.
- Tiếp theo bạn có thể chườm lạnh cho vùng môi đang bị sưng. Việc chườm đá lạnh sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện nhanh chóng tác dụng phụ khi tiêm filler.
- Tiếp nữa là bạn nên uống nhiều nước. Bởi việc uống nước nhiều sẽ cùng cấp độ ẩm cho da và làm cho filler sớm ổn định hơn.
- Lưu ý đặc biệt là không sử dụng rượu bia sau khi tiêm filler. Bởi đồ uống này sẽ làm cho môi bị sưng, phù nề và có thể làm cho filler bị đào thải nhanh chóng.
- Không sử dụng tất cả các đồ ăn, thức uống có khả năng làm cho bạn bị kích ứng, dị ứng da. Tốt nhất chỉ nên ăn uống nhẹ nhàng, đồ ăn thanh đạm.
- Không trang điểm sau khi tiêm filler môi. Dù cho môi của bạn có bị sưng hay không sưng thì việc trang điểm, tô son môi cũng cần được hạn chế.
- Nếu nhận thấy môi bị sưng nhiều gây biến dạng và các dấu hiệu đau nhức khác, hãy lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được điều trị hiệu quả…
Dr.thaiha hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp mọi người biết tiêm filler môi bị sưng uống thuốc gì và nên làm gì để cải thiện. Ngay lúc này, nếu bạn muốn tiêm trẻ hoá môi an toàn hoặc tạo dáng môi đẹp tự nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám của chúng tôi để nhận tư vấn liệu trình và đặt hẹn tiêm filler môi sớm nhất. Trân trọng! tiêm filler bị sưng uống thuốc gì