Sẹo lồi có tự khỏi không? Cơ chế hình thành và cách chữa sẹo hiệu quả?

Sở dĩ cơ thể có sẹo lồi là do collagen được sản sinh quá mức khiến cho tổn thương sẹo nhô cao hơn so với bề mặt da. Sẹo lồi cũng phát triển rộng hơn ranh giới của tổn thương da trước đó và có nhiều kích thước, hình dáng khác nhau. Việc điều trị sẹo lồi tương đối khó khăn, nhất là với những tổn thương sẹo đã xuất hiện lâu năm, khiến cho sẹo bị xơ hoá. Cùng Dr.thaiha tìm hiểu để biết được sẹo lồi có tự khỏi không và lựa chọn giải pháp làm phẳng sẹo phù hợp nhất.

Sẹo lồi là như thế nào?

Sẹo lồi được đặt tên theo đặc điểm của vết sẹo. Đó là những tổn thương sẹo lồi hẳn lên trên bề mặt da. Và đây là một dạng sẹo xấu mà ai cũng có thể gặp phải.

Cơ chế hình thành sẹo lồi như sau: Sau khi da bị tổn thương sẽ bắt đầu quá trình lành thương. Trong thời gian này, cơ thể sẽ phản ứng quá mức với vết thương trên da, kích thích sản xuất quá nhiều collagen để làm lành vết thương. Chính việc dư thừa collagen sẽ đã làm cho sẹo lồi hình thành.

Sẹo lồi thực chất lành tính. Nếu bạn cảm thấy sẹo không phiền hà thì bạn có thể chung sống với vết sẹo lồi cả đời. Bởi lẽ, tổn thương sẹo không ảnh hưởng đến sức khoẻ và tuổi thọ. 

Tuy nhiên, trên thực tế thì sẹo lồi dù lớn hay nhỏ đều khiến cho chúng ta bận tâm. Nhất là khi sẹo chềnh ềnh ở những vùng da hở như mặt, cổ, tay chân thì nó sẽ khiến cho bạn bị mất điểm. Và vì nguyên nhân thẩm mỹ nên ngày càng có nhiều người muốn xoá sẹo lồi một cách nhanh chóng.

Sẹo lồi có tự khỏi không? Cơ chế hình thành và cách chữa sẹo hiệu quả?

Sẹo lồi có đặc điểm như thế nào?

Tuỳ theo tổn thương da gặp phải trước đó mà sẹo lồi có thể xuất hiện với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, các vết sẹo lồi thường phát triển vượt quá ranh giới của tổn thương và dễ bị nhầm lẫn với sẹo phì đại.

Các dấu hiệu đặc trưng của sẹo lồi gồm:

  • Sẹo thường có màu hồng, đỏ tía hoặc màu nâu.
  • Sẹo thường có bề mặt nhẵn và lớn láng.
  • Sẹo lồi tạo cảm giác da cứng rắn hơn.
  • Sẹo lồi có thể gây ngứa ngáy, khó chịu.

Sẹo lồi có tự khỏi không?

Quay trở lại câu hỏi sẹo lồi có tự khỏi không mà nhiều người đang quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sẹo lồi được đánh giá là tổn thương vĩnh viễn của da, tác động rất nhiều đến thẩm mỹ da liễu. Tuy nhiên, trên thực tế thì rất nhiều bệnh nhân trĩ hoãn việc điều trị sẹo bởi cho rằng sẹo lồi tự khỏi mà không cần điều trị.

Nhưng trên thực tế thì sẹo lồi sẽ không tự biến mất. Thay vào đó sẹo này rất khó điều trị và có khả năng tái phát cao hơn các dạng sẹo khác.

Sẹo lồi có tự khỏi không? Sẹo lồi có thể ngày càng phát triển to hơn, hoặc có thể tạm ngưng phát triển nhưng không tự thu nhỏ theo thời gian. Do đó, dù cho bạn gặp sẹo lồi mới hình thành hay sẹo lồi lâu năm thì việc điều trị vẫn là cần thiết.

Để điều trị sẹo lồi hiệu quả, ngoài việc nắm bắt cơ chế hình thành sẹo thì bệnh nhân cũng cần nắm được các yếu tố nguy cơ gây sẹo. Câu hỏi đặt ra là tại sao bạn lại bị sẹo lồi?

Nguyên nhân gây sẹo lồi là gì?

Nguyên nhân gây sẹo lồi chính là do da của bạn có tổn thương hở. Và khi không được chăm sóc và phục hồi đúng cách thì sẹo lồi sẽ nhanh chóng xuất hiện.

  • Các tổn thương da có thể gây sẹo lồi gồm: vết trầy xước, xăm hình, chích ngừa, xỏ khuyên tai, vết mổ, mụn trứng cá, côn trùng cắn hay nhiễm trùng da khác… Tuy nhiên, không phải ai cũng có nguy cơ bị sẹo lồi. 
  • Cách chăm sóc vết thương không đúng cách: Điều này làm cho quá trình lành vết thương kéo dài và tăng nguy cơ viêm da. Hoặc cũng có thể là do chúng ta xử lý vết thương không đúng cách khiến sẹo lồi nhanh chóng xuất hiện.
  • Các yếu tố liên quan đến di truyền: Có một số người có cơ địa dễ bị sẹo lồi thì nguy cơ mắc sẹo lồi sẽ cao hơn. Dù cho chỉ là một vết xước da hay vết đứt tay thì cũng có thể để lại sẹo lồi. vấn đề này sẽ liên quan đến gen di truyền. Lý giải tại sao cha mẹ bị sẹo thì con của họ dễ bị sẹo lồi hơn.
  • Sẹo lồi ở các vùng cơ thể khác nhau: Sẹo lồi dễ xảy ra hơn nếu bị các vết thương ở những vùng da chịu va chạm, ma sát thường xuyên như vai, ngực, cánh tay.
  • Chế độ ăn uống: Một số ý kiến cho rằng chế độ ăn uống cũng góp phần hình thành sẹo lồi. Ví dụ như bạn sử dụng rau muống, trứng gà, thịt gà, đồ nếp trong khi da đang bị tổn thương.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người da đen có xu hướng bị sẹo lồi cao hơn người da trắng. Tuy nhiên, vẫn đề được quan tâm chung vẫn là liệu sẹo lồi có tự khỏi không và làm sao để có thể cải thiện tình trạng sẹo xấu này?

Sẹo lồi có tự khỏi không? Cơ chế hình thành và cách chữa sẹo hiệu quả?

Các phương pháp điều trị sẹo lồi được bác sĩ gợi ý

Trên thực tế thì sẹo lồi là một vấn đề da liễu thẩm mỹ phức tạp. Dạng sẹo xấu này thường có đáp ứng điều trị, nhất là với những tổn thương sẹo lớn và đã hình thành lâu năm thì hiệu quả sẽ không thể đạt 100%.

Điều trị nhằm mục đích cải thiện độ lồi của sẹo và làm nhỏ kích thước sẹo để giúp làm phẳng da ở mức độ tối đa. Tuỳ theo từng tình trạng sẹo mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp trị sẹo phù hợp nhất. Vậy nên, thay vì băn khoăn sẹo lồi có tự khỏi không bạn hãy tìm gặp bác sĩ để nhận phương án xóa sẹo an toàn.

Tiêm thuốc làm xẹp sẹo lồi

Tiêm thuốc là việc sử dụng bơm tiêm để đưa corticoid vào trong mô sẹo của bạn. Thuốc này có tác dụng làm giảm kích thước của sẹo và làm giảm các triệu chứng khó chịu do sẹo đem lại như đau, ngứa ở vị trí tổn thương.

Liệu trình tiêm thuốc trị sẹo sẽ là 5 buổi, khoảng cách điều trị khoảng 2-4 lần/ tuần. Tuy nhiên, nếu sau 2 lần tiêm mà sẹo lồi không có cải thiện thì bác sĩ sẽ chuyển phương pháp điều trị khác.

Bên cạnh đó, tiêm thuốc trị sẹo lồi có thể gây ra một số tác dụng phụ như như teo da, giãn mạch vùng tiêm, mụn trứng cá, rối loạn kinh nguyệt… Do đó, cần có sự giám sát chặt chẽ từ các bác sĩ chuyên khoa.

Áp lạnh điều trị sẹo lồi

Các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp làm lạnh mô sẹo bằng Ni-tơ lỏng ở nhiệt độ cực thấp. Lúc này, các mô sẹo sẽ bị đông cứng và không nhận được dinh dưỡng để phát triển. Tình trạng sẹo lồi từ đó sẽ có được sự cải thiện.

Khoảng cách điều trị sẹo lồi với áp lạnh cách mỗi 4 tuần. Các tác dụng phụ có thể xảy ra gồm sưng phù nề, đau, giảm cảm giác tạm thời tại vùng điều trị. Và đây cũng không phải là cách điều trị sẹo lồi cho hiệu quả cao nhất.

Phẫu thuật tái tạo sẹo lồi

Thực hiện phẫu thuật với các vết sẹo phức tạp về hình dáng và kích thước lớn. Các bác sĩ thực hiện cắt bỏ mô sẹo để làm giảm kích thước sẹo. Tiếp theo đó sẽ là khâu lại tổn thương để thu nhỏ vết sẹo cũ.

Tuy nhiên, phẫu thuật cũng chưa thể giúp loại bỏ sẹo lồi hoàn toàn. Để nâng cao hiệu quả, bệnh nhân cần kết hợp với các điều trị khác như tiêm nội tổn thương, dán silicon hoặc áp lạnh.

Retinoid trị sẹo bên ngoài

Với sẹo lồi mới hình thành, thuốc bôi chứa retinoid 0,05% có thể được bác sĩ kê toa để điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, retinoid có thể gây kích ứng da trong thời gian sử dụng đầu tiên. Bên cạnh đó, thuốc phải dùng ít nhất 3 tháng để có được hiệu quả.

Sẹo lồi có tự khỏi không? Cơ chế hình thành và cách chữa sẹo hiệu quả?

Laser là phẳng sẹo lồi

Đây là một phương pháp điều trị sẹo lồi không xâm lấn đã được FDA kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn. Bác sĩ chuyên khoa sử dụng các thiết bị laser và năng lượng phù hợp để tác động chính xác đến các tổn thương sẹo. Laser sẽ mang đến những hiệu quả sau:

  • Giảm đau hoặc ngứa tại vùng sẹo.
  • Giảm độ lồi và kích thước của sẹo.
  • Cải thiện phạm vi chuyển động của vùng da xung quanh vết sẹo.

Các loại laser bác sĩ sử dụng trong điều trị sẹo bao gồm: Fractional CO2 bóc tách; Laser Nd:YAG 1064-nm xung dài; Laser Q-switched Nd:YAD… Lựa chọn năng lượng và công nghệ laser tuỳ theo tình trạng sẹo và khả năng đáp ứng của da…

Tại Dr.thaiha, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa giải thích kỹ lưỡng về tình trạng sẹo lồi để biết được sẹo lồi có tự khỏi được không. Phòng khám cũng sẽ giúp bạn xây dựng phác đồ điều trị sẹo lồi chuẩn y khoa với hệ thống thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao. Cam kết làm mờ sẹo và làm trẻ hoá da chỉ sau một liệu trình điều trị,  ngăn chặn sự tái phát của sẹo.

Nếu bạn cần sự tư vấn từ bác sĩ, hãy chủ động gọi cho Dr.thaiha để nhận sự hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *