Mụn đầu đen: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn đầu đen xuất hiện nhưng không gây ra tình trạng sưng đau. Chính vì thế, mọi người thường chủ quan, không tiến hành thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, chính điều này đã tạo cơ hội cho mụn trứng cá đầu đen phát triển sang mụn viêm. Vậy bạn đã biết những đặc điểm của mụn đầu đen và nguyên nhân gây mụn hay chưa? Cùng với Dr.thaiha đi tìm hiểu để lựa chọn giải pháp trị mụn phù hợp nhất nhé.

Mụn đầu đen là gì?

Mụn đầu đen là một dạng mụn trứng cá thường gặp. Và đây chính là mụn trứng cá không viêm xuất hiện khi các lỗ chân lông bị bít tắc.

Mụn đầu đen thường có kích thước nhỏ với đặc điểm dễ nhận biết là có đầu hở. Do đó, nhân mụn sẽ tiếp xúc với không khí bên ngoài và bị ô xy hoá. Từ đó, nhân mụn sẽ dần dần đổi màu và khi chín sẽ có màu đen, dạng cứng.

Mụn đầu đen có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể. Bao gồm tình trạng nổi mụn ở hai bên má, mụn đầu đen quanh miệng, mụn đầu đen ở vùng chữ T hoặc trán. Ngoài ra, bạn cũng bắt gặp mụn đầu đen ở các vùng da như lưng, ngực cổ hoặc vai.

Theo đánh giá của giới chuyên gia thì mụn đầu đen ít nguy hiểm. Bởi lẽ mụn không khiến da bị sưng viêm. Tuy nhiên mọi người cũng cần chủ động kiểm soát và điều trị mụn đầu đen để duy trì tính thẩm mỹ của da. Muốn điều trị mụn đầu đen hiệu quả bạn sẽ cần nắm bắt nguyên nhân gây ra dạng mụn trứng cá này.

Mụn đầu đen: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây ra trứng cá đầu đen là gì?

Cơ chế hình thành mụn đầu đen cũng giống như các dạng mụn trứng cá khác. Đó là sự cộng hưởng của sừng hoá nang lông, hoạt động tăng tiết nhờn của da dẫn đến tình trạng bít tắc nang lông. Khi này, nhân mụn sẽ dễ dàng hình thành, nhanh chóng gia tăng về kích thước và cả số lượng.

Với mụn đầu đen, quá trình viêm da chưa xuất hiện. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn sẽ là tác nhân chủ yếu gây ra mụn cũng như làm cho tình trạng mụn ngày càng trầm trọng hơn. Vậy nên, nếu không sớm kiểm soát mụn đầu đen thì tình trạng da sẽ ngày một tồi tệ.

Dr.thaiha xin chia sẻ một số các yếu tố nguy cơ có thể khiến mụn đầu đen phát triển gồm:

Da không được làm sạch đúng cách

Bao gồm việc lười tẩy trang, không rửa mặt sạch sẽ hoặc không tẩy tế bào chết cho da. Điều này khiến cho tế bào chết, bụi bẩn và mỹ phẩm tích cụ và gây ra tình trạng tắc nghẽn các nang lông. Từ đó, vi khuẩn gây mụn P.Acnes sẽ có cơ hội “hỏi thăm” da và các dạng mụn trứng cá sẽ xuất hiện nhanh chóng.

Tăng tiết bã nhờn gây ra mụn đầu đen

Hoạt động tăng tiết bã nhờn của da sẽ khiến da bị dư dầu. Lúc này, các nang lông sẽ bị dầu nhờn bít kín và bụi bẩn sẽ bị giữ lại bên trong. Chính vì thế, nguy cơ bị nổi mụn đầu đen sẽ là rất cao.

Tăng tiết bã nhờn của da có thể xảy ra trong một số các trường hợp sau:

  • Làm sạch da quá mức khiến cho da tiết dầu liên tục để bù độ ẩm.
  • Căng thẳng quá mức gây rối loạn, mất cân bằng của các nồng độ hormone.
  • Rối loạn nội tiết ở một số các thời điểm như trước chu kỳ kinh hoặc trong thai kỳ…

Lưu ý, có nhiều người thấy da đổ dầu và tìm đủ mọi cách để loại bỏ dầu nhờn trên da. Tuy nhiên, hành động này lại sẽ khiến cho da đổ dầu nhiều hơn. Bởi lẽ, dầu nhờn sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho da. Vậy nên, cần điều tiết hoạt động tiết dầu của da thay vì tìm cách ngăn chặn chúng.

Sử dụng mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc da không phù hợp

Nguyên nhân gây mụn đầu đen chính là do bạn sử dụng mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với da. Đáng chú ý nhất là việc vô tình hay cố ý bôi thoa sản phẩm chứa Lithium, Corticoid. Trong đó, Corticoid có khả năng gây ra tình trạng viêm da và một trong những dấu hiệu dễ dạng nhận thấy nhất là khiến da nổi mụn.

Ngoài ra, các loại thuốc thuốc ngừa thai có chứa Androgen để trị mụn, thuốc chống động kinh,… cũng có thể gây tình trạng mụn đầu đen. Xuất hiện ở các trường hợp tự ý sử dụng thuốc mà không qua tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mụn đầu đen: Nguyên nhân và cách điều trị

Một số các vấn đề liên quan đến mụn đầu đen khác gồm:

  • Thói quen ăn uống với nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ngọt…
  • Thói quen sờ tay trên trên da hoặc cạy nặn mụn vô tội vạ.
  • Ảnh hưởng từ môi trường sống bị ô nhiễm: Nước bẩn hoặc ô nhiếm không khí.
  • Chăn màn, ga gối hay khẩu trang không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn.
  • Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học với việc thứa khuya, dậy sớm.
  • Các áp dụng về cuộc sống hôn nhân, công việc và tiền bạc cũng có thể gây ra mụn đầu đen…

Mụn đầu đen có tự khỏi hay không?

Mụn đầu đen là dạng trứng cá nhẹ, không viêm. Khả năng tự khỏi là có thể nhưng cần mất rất nhiều thời gian để mụn tự biến mất. Trong thời gian này, mụn đầu đen có thể phát triển thành mụn viêm với các dạng trứng cá bọc, mủ, nang… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ da liễu.

Chính vì thế, mọi người không nên để cho mụn “tự sinh, tự diệt”. Hãy chủ động trong việc thăm khám da liễu để có cho mình những giải pháp trị mụn đầu đen an toàn và hiệu quả nhất. Sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín sẽ là chìa khoá giúp bạn kiểm soát tình trạng mụn và phục hồi làn da mụn.

Chú ý, có nhiều người cho rằng mụn đầu đen chỉ cần tiến hành nặn mụn là khỏi. Nhưng trên thực tế thì thao tác nặn mụn sẽ chỉ hỗ trợ làm sạch nhân mụn. Nó sẽ không tác động đến các cơ chế hình thành mụn đầu đen. Chính vì thế, không nên lạm dụng nặn mụn đầu đen để tránh làm cho da bị tổn thương và gia tăng tình trạng viêm mụn.

Các phương pháp điều trị mụn đầu đen chuẩn y khoa

Với mụn đầu đen, bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra nhiều phương án điều trị cho bệnh nhâ, Tuỳ thuộc vào mục đích và điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn phác đồ điều trị mụn phù hợp cho riêng mình.

Điều trị thuốc bôi ngoài da: Sử dụng sản phẩm bôi ngoài da với các thành phần trị mụn đầu đen như Salicylic Acid, Retinoid, Benzoyl Peroxide… kháng viêm, làm thông thoáng lỗ chân lông. Các thành phần điều trị mụn có thể gây phản ứng phụ nên cần thận trọng khi mới bắt đầu làm quan.

Điều trị thuốc uống: Một số loại kháng sinh tại chỗ có tác dụng loại bỏ mụn đầu đen hiệu quả nên thường được ứng dụng trên lâm sàng. Những cái tên điển hình phải kể đến đó là Clindamycin và Erythromycin. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định, kê đơn của bác sĩ và dùng thuốc trong từ 3-6 tháng.

Điều trị Iso: Áp dụng với các trường hợp bị mụn đầu đen xen kẽ với mụn viêm nặng. Thuốc Iso là thuốc trị mụn có tác dụng mạnh mẽ, tác động đến tất cả các cơ chế hình thành mụn. Tuy nhiên, thuốc này cần điều trị kéo dài và có thể gây ra tình trạng quái thai nên cần có sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.

Peel da sinh học: Phương pháp điều trị mụn đầu đen đang được áp dụng hiệu quả. Peel da sẽ giúp loại bỏ tế bào chết cho da, làm cho lỗ chân lông thông thoáng hơn. Quá trình này sẽ giúp chúng ta loại bỏ mụn đầu đen dễ dàng và kết hợp với làm trẻ hoá da một cách hiệu quả nhất.

Mụn đầu đen: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngoài ra, bác sĩ có thể áp dụng các giải pháp điều trị công nghệ cao như laser, Ipl để kiểm soát mụn đầu đen một cách dễ dàng. Nguyên tắc chữa mụn là phải kiên trì để hoàn thành liệu trình. Sau khi mụn biến mất cần điều trị duy trì để ngăn chặn tái phát mụn.

Chăm sóc phục hồi da bị mụn đầu đen

Để cải thiện tình trạng mụn đầu đen trên da, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu áp dụng cách chăm sóc cho da mụn đúng cách. Cụ thể, quy trình skincare cho da có mụn đầu đen sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Làm sạch da bằng tẩy trang và sữa rửa mặt
  • Bước 2: Tẩy da chết cho da mụn từ 1 – 2 lần/tuần.
  • Bước 3: Xông hơi mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn nở. Có thể thực hiện trước khi nặn mụn để thao tác lấy nhân dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Đắp mặt nạ đất sét từ 2 – 3 lần/tuần để hút dầu thừa trên da cũng sẽ giúp kiểm soát mụn đầu đen hiệu quả.
  • Bước 5: Thoa toner và kem dưỡng ẩm cho da mụn với các sản phẩm được bác sĩ gợi ý…

Nếu bạn đang bị tình trạng mụn trứng cá nói chung và mụn đầu đen nói riêng, hãy liên hệ với Dr.thaiha để tìm cho mình các giải pháp chăm sóc da khoa học và những phác đồ điều trị mụn chuẩn y khoa nhé. Dr.thaiha sẽ đồng hành cùng bạn để sớm lấy lại làn da sạch mụn trứng cá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *