Tiêm filler gây mù mắt là biến chứng ít gặp tuy nhiên khách hàng vẫn cần cẩn trọng. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm như mù mắt. Để hiểu hơn nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của tình trạng này bạn hãy tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Tiêm filler gây mù mắt: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Contents
Tiêm filler là gì, những vị trí được phép tiêm
Filler là chất làm đầy có chứa thành phần chính là Hyaluronic acid được tiêm vào trong hoặc dưới da. Tác dụng của tiêm filler là làm đẹp da hoặc tạo hình một số bộ phận trên gương mặt. Chẳng hạn như tạo hình môi, cằm, nâng mũi, độn thái dương,…
Các loại filler trên thị trường hiện nay
Filler được chia làm 3 loại gồm:
- Loại tạm thời: Có thành phần chính là hyaluronic acid, rất an toàn cho cơ thể. hiệu quả tồn tại trung bình khoảng 9 – 12 tháng.
- Loại filler bán bền vững: Thành phần chính là poly L-lactic acid và Calcium hydroxyapatite. Loại này thường có tác dụng duy trì khoảng 18 – 24 tháng.
- Loại filler bền vững: Thành phần chính của loại này là, silicon, polymethylmethacrylate. Loại này hiện nay không được phép sử dụng.
Những vị trí được phép tiêm filler
Mặc dù tiêm filler có nhiều ưu điểm nhưng không thể tiêm được cho tất cả các vị trí trên cơ thể. Theo các chuyên gia thẩm mỹ những vị trí được phép tiêm filler là:
Tiêm filler ở môi
Đây là vị trí an toàn và hiện nay được rất nhiều người lựa chọn tiêm. Sử dụng filler ở môi có các tác dụng như giúp môi căng bóng, dày dặn và quyến rũ hơn. Ngoài ra filler cũng được sử dụng để tạo hình các dáng môi theo mong muốn. Chẳng hạn như môi trái tim, môi thuyền đắm, môi tều,…
Tiêm filler ở cằm
Cũng giống như ở môi, tiêm filler cằm cũng được đánh giá an toàn. Sau khi tiêm cằm sẽ trở nên hài hòa, cân đối hơn với khuôn mặt. Ngoài ra filler còn có công dụng khắc phục cằm lõm, lẹm, da vùng cằm nhăn nheo.
Tiêm filler ở thái dương
Không phổ biến như tiêm môi hay cằm nhưng tiêm filler thái dương cũng được rất nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là những người hai bên thái dương bị lõm vào. Sau khi tiêm thái dương đầy đặn và trông tự nhiên hơn nhiều.
Tiêm filler ở má
Tiêm filler ở má được thực hiện ở những người bị má hóp, lõm. Hiện nay cũng có rất nhiều người lựa chọn tiêm filler để khắc phục khuyết điểm này. Lựa chọn phương pháp tiêm filler giúp bạn nhanh chóng sở hữu đôi má đầy đặn.
Tiêm filler ở rãnh cười
Đây là vị trí tiếp giáp giữa miệng và mũi và tại đây thường xuyên xuất hiện các nếp nhăn. Tuổi tác càng cao thì các nếp nhăn càng nhiều khiến bạn mất tự tin. Do đó nhiều người lựa chọn tiêm filler để khắc phục nhanh chóng tình trạng này.
Nguyên nhân khiến tiêm filler gây mù mắt là gì?
Tiêm filler gây mù mắt là một biến chứng có thể gặp phải khi làm đẹp bằng phương pháp này. Theo các chuyên gia thẩm mỹ biến chứng này không phổ biến. Đa phần các trường hợp bị mù mắt do tiêm filler đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Tiêm sai kỹ thuật
Điều này xảy ra khi người tiêm không được đào tạo bài bản, tay nghề non kém. Lúc này dẫn đến tiêm sai vị trí, chất làm đầy tiêm thẳng vào mạch máu. Khi lọt vào lòng mạch máu filler làm tắc động mạch võng mạc và làm mù mắt vĩnh viễn.
Hiện nay dịch vụ tiêm filler làm đẹp rất sôi nổi, nhu cầu tiêm filler ngày càng cao. Do đó có không ít cơ sở làm đẹp vì lợi nhuận mà bất chấp tiêm cho khách hàng. Cho dù người tiêm chưa có kinh nghiệm, không có chuyên môn cũng thực hiện tiêm filler.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler độn cằm 1cc giá bao nhiêu đảm bảo hiệu quả
Do sử dụng filler kém chất lượng
Filler được sử dụng hiện nay có rất nhiều loại thuộc các thương hiệu khác nhau. Có những loại filler chất lượng cao, tiêm vào da rất an toàn, ít biến chứng. Tuy nhiên cũng có không ít các loại filler kém chất lượng đang lưu hành trôi nổi trên thị trường.
Một số người chọn tiêm filler không đảm bảo an toàn do chi phí rẻ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho biến chứng tiêm filler gây mù mắt xảy ra. Các loại filler không rõ nguồn gốc khi tiêm vào da dễ bị cơ thể đào thải. Hoặc trường hợp nghiêm trọng hơn là gây kích ứng, hoại tử vị trí tiêm.
Đặc biệt là khi tiêm ở sống mũi, má, cơ thể xảy ra phản ứng vùng tiêm sưng, bầm tím. Tình trạng này lan rộng ảnh hưởng đến mắt, làm tắc mạch vùng mắt. Khi không được xử lý sớm, khách hàng bị suy giảm thị lực hoặc gây mù vĩnh viễn.
Do chăm sóc không đúng cách sau tiêm filler
Tiêm filler gây mù mắt do vệ sinh sai cách khá hiếm gặp nhưng không phải không có. Thực tế đã ghi nhận những trường hợp thị lực bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân này.
Sau tiêm filler bạn sẽ được hướng dẫn chăm sóc vùng da được tiêm một cách cẩn thận. Ngoài ra cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để tổn thương nhanh lành.
Nếu bạn thực hiện không tốt điều này rất dễ phát sinh viêm nhiễm. Tình trạng sưng tím kéo dài, thậm chí gây hoại tử vị tiêm filler. Từ đó ảnh hưởng đến vùng lân cận như mắt, làm tắc động mạch mắt và gây mù lòa.
Dấu hiệu cảnh báo tiêm filler gây mù mắt
Bạn hoàn toàn có thể nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo tiêm filler gây mù mắt. Bởi các biểu hiện này xảy ra ở vị trí tiêm và rất dễ quan sát. Nhiều trường hợp ngay sau khi tiêm filler cơ thể đã có những phản ứng thấy rõ. Một số ít trường hợp thì phản ứng xảy ra sau vài giờ đồng hồ.
Tuy nhiên do có nhiều người không được trang bị đầy đủ kiến thức nên đã bỏ qua. Từ đó dẫn đến việc can thiệp chậm trễ khiến cho tiêm filler gây mù mắt.
Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết nếu thấy có những dấu hiệu sau bạn cần báo ngay cho bác sĩ. Bởi đây là triệu chứng cảnh báo nguy cơ mù mắt sau khi tiêm filler.
- Đau dữ dội ở vị trí tiêm, cơn đau xuất hiện tức thì hoặc sau tiêm vài giờ đồng hồ.
- Vị trí tiêm bị sưng, bầm tím và biến dạng do filler làm tắc mạch máu.
- Mắt sưng, đau đớn, thậm chí nhiều trường hợp có hiện tượng chảy dịch.
- Thị lực bị giảm dần, mắt khó mở, khó quan sát, mất dần khả năng nhìn.
- Có thể bị hoa mắt, chóng mặt, bị đau đầu và toàn thân cảm thấy mệt mỏi.
>>>>>Xem thêm: Nên tiêm filler hay nâng mũi phẫu thuật tốt hơn? Vì sao?
Xử lý như thế nào khi tiêm filler gây mù mắt?
Mù mắt do tiêm filler là biến chứng vô cùng nguy hiểm nên bạn không được xem nhẹ. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường bạn cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa ngay. Tuyệt đối không được tùy ý sử dụng thuốc hoặc để điều trị khi không có kiến thức. Bởi điều này có thể khiến cho tình trạng nguy hiểm hiểm hơn.
Không quay lại nơi bạn tiêm filler khi nghi ngờ chất lượng, tay nghề của người tiêm. Hãy đến bệnh viện chuyên khoa hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín để được xử lý an toàn và hiệu quả nhất.
Với các trường hợp tiêm filler ở mũi, mặt má và có dấu hiệu mù lòa thì nguyên nhân thường là do bị tắc mạch gây ra. Lúc này, bệnh nhân sẽ phải tới bệnh viện để xử lý thuyên tắc mạch sớm nhất có thẻ. Bởi nếu không làm cho mạch máu lưu thông tin rất có thể sẽ bị mù vĩnh viễn.
Trong thời gian điều trị biến chứng tiêm filler, bệnh nhân cũng cần phải điều trị kháng sinh liều cao. Một số trường hợp sẽ cần nhập viện để theo dõi trong thời gian dài. Chính vì thế, cách tốt nhất là bạn phải tiêm filler theo chỉ định y khoa để tránh gặp biến chứng thẩm mỹ.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ tại sao tiêm filler gây mù mắt. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn xử lý kịp thời khi chẳng may gặp phải biến chứng nguy hiểm này.