Nhiễm trùng da xuất phát từ các tổn thương trên cơ thể. Bao gồm những tổn thương lớn, nhỏ không được điều trị đúng cách. Da nhiễm trùng sẽ có dấu hiệu viêm loét và lâu dần sẽ bị hoại tử. Nhiễm trùng da nặng còn ảnh hưởng đến máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng máu làm ảnh hưởng đến tính mạng. Cùng với Dr.thaiha tìm hiểu về nguyên nhân gây nhiễm trùng da để có các giải pháp phòng trị hiệu quả nhất bạn nhé.
Bạn đang đọc: Nhiễm trùng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Contents
Nhiễm trùng da là gì?
Làn da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Không những thế, da còn đại diện cho cái đẹp. Chính vì thế, mọi các vấn đề xảy ra ở trên da đều sẽ khiến cho chúng ta lo lắng, bất an. Trong đó, không thể xem nhẹ nhiễm trùng da.
Nhiễm trùng da là thuật ngữ chỉ tình trạng da bị tổn thương do sự tấn công của các tác nhân như vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng. Chúng có thể lây từ người sang người hoặc tấn công từ bên ngoài môi trường và gây bệnh ở da. Trong đó, phổ biến nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn gây hoại tử mô mềm. Ngoài ra, còn có nhiễm trùng cấu trúc da và da cấp tính do vi khuẩn (ABSSSI).
Tình trạng nhiễm trùng da được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Nhưng đa phần sẽ xuất phát từ việc da có tổn thương hở và không được điều trị kịp thời. Điều này tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng, hoại tử và làm hỏng cấu trúc da.
Biểu hiện bệnh nhiễm trùng da
Tình trạng nhiễm trùng da có thể có nhiều biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng bệnh thường thay đổi theo tình trạng bệnh lý, mức độ nặng nhẹ.
- Nhiễm trùng dạng nhẹ: Người bệnh chưa có dấu hiệu toàn thân và thường sẽ rất khó phát hiện tình trạng nhiễm trùng nhẹ.
- Nhiễm trùng dạng vừa: Người bệnh bắt đầu toàn thân như sốt cao, rét run người. Tình trạng da bị sưng, đau nhức khó chịu
- Nhiễm trùng dạng nặng: Dấu hiệu toàn thân diễn dữ dội hơn và có bệnh đi kèm khác nhưng lại không kiểm soát được.
Lưu ý: Bệnh nhân được cho là có dấu hiệu toàn thân khi có một trong các biểu hiện: Sốt > 38 độ C hoặc
Phân loại nhiễm trùng da thường gặp
Nhiễm trùng da được thể hiện với nhiều dạng bệnh khác nhau. Chúng ta có thể phân loại bệnh như sau:
Nhiễm trùng da và mô mềm (SSTI)
Nhọt: Là một áp xe nhỏ xuất hiện ở nang lông hoặc quanh nang lông, thường do tụ cầu khuẩn gây ra. Nhọt có thể mọc đơn lẻ hoặc theo thành cụm. Chúng khiến cho da bị sưng, đau và thường sẽ kèm theo sốt cao kéo dài.
Chốc loét: Chốc loét dạng nhiễm trùng da xảy ra ở vùng nông, có liên quan đến hoạt động của liên cầu hoặc tụ cầu. Tình trạng da có thể có bọng nước hoặc không bọng nước với đặc điểm là loét nhỏ, có mủ, nông, có lỗ với lớp vảy dày, màu nâu đen và ban đỏ xung quanh.
Viêm nang lông: Viêm nang lông do vi khuẩn thường do Staphylococcus aureus gây ra, nhưng đôi khi do Pseudomonas aeruginosa. Các triệu chứng thường gặp gồm mụn mủ nông hoặc nốt viêm xung quanh nang lông. Các sợi lông nhiễm bệnh dễ bị rụng hoặc bị loại bỏ, nhưng các nang lông mới có xu hướng phát triển.
Viêm hạch bạch huyết: Đây là dạng nhiễm trùng da cấp tính xảy ra ở một hoặc nhiều hạch bạch huyết. Bệnh thường có triệu chứng đau, tăng nhạy cảm, hạch to. Đau và tăng nhạy cảm, người bệnh dễ bị sốt cao. Có thể hình thành ổ áp xe, và xâm lấn vào da tạo ra các lỗ dò.
Áp xe da nhỏ: Một dạng nhiễm trùng da phổ biến với việc tập trung mủ tại chỗ ở da và có thể xảy ra ở bất kỳ bề mặt da nào. Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể là đau, phù nề vùng áp xe và cứng chắc. Sau đó, ở những điểm áp xe, da trở nên mỏng và cảm thấy bùng nhùng. Áp xe phát triển lớn về kích thước thường sẽ tự vỡ, chảy mủ.
Tìm hiểu thêm: Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nhiễm trùng da phức tạp (ABSSSI)
Viêm mô tế bào: Viêm mô tế bào là nhiễm khuẩn cấp tính ở da và mô dưới da thường gặp nhất do Streptococci hoặc Staphylococci. Triệu chứng và dấu hiệu là đau, nóng, đỏ lan nhanh và phù nề da. Trong các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sốt và các hạch bạch huyết khu vực có thể sưng to.
Viêm mạch bạch huyết: Viêm mạch bạch huyết là nhiễm khuẩn cấp tính (thường là streptococcal) của các kênh hạch bạch huyết ngoại vi. Các triệu chứng bao gồm các vệt ban đỏ, không đều, ấm, ấn đau phát triển trên một chi.
Áp xe da lớn: Những áp xe có kích thước > 75 cm2 bao gồm phù nề, ban đỏ và chai cứng). Triệu chứng kèm theo gồm có viêm mô bào tại chỗ, viêm mạch bạch huyết, hạch trên cơ thể bị sưng đau nhiều kèm theo sốt và bạch cầu tăng.
Nhiễm trùng mô mềm hoại tử: Là tình trạng nhiễm trùng da nặng khiến cho mô tế bào da bị chết dẫn đến hoại tử mô. Dấu hiệu nhận biết là các mô bị thương tổn ấm, đỏ, sưng lên và nhanh chóng bị đổi màu thành màu tím đen. Nhiễm trùng mô mềm nếu không được điều trị sớm sẽ lan rộng một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng da là gì?
Nhiễm trùng da đang xảy ra ngày một phổ biến hơn và luôn luôn được cảnh báo về độ nguy hiểm. Tình trạng nhiễm trùng xảy ra là do chúng ta không chăm sóc làn da khoa học, nhất là khi da đang có sẵn các tổn thương.
Nhiễm trùng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm tình trạng bít tắc các nang lông, tình trạng viêm nang lông, các vết xước trên da và lớn hơn là nhiễm trùng tổn thương sau mổ. Tất cả tình trạng da nhiễm trùng đều sẽ nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các tác nhân gây nhiễm trùng da thường rất đa dạng. Trong đó phải kể đến là:
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn: Bao gồm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và tụ cầu vàng kháng methicillin,…
- Nhiễm trùng da do virus: Bao gồm virus herpes, virus pox,… Đây là tác nhân gây ra các bệnh lý như sởi, zona thần kinh, bệnh tay chân miệng, thủy đậu,…
- Nhiễm trùng da do nấm: Bao gồm nấm miệng, nấm móng tay, nấm chân, nấm chân, nấm da đầu…
- Nhiễm trùng da do ký sinh trùng: Bao gồm các tác nhân gây bệnh như ghẻ, chấy rận, các loại ve, bọ chét, giun móc, demodex,…
Để xác định chính xác tác nhân và nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng da, bác sĩ sẽ cần dựa theo các dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Cùng với đó là thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra để có chuẩn đoán phân biệt một cách chính xác nhất.
Nhiễm trùng da có nguy hiểm không?
Có thể bạn chưa biết rằng một số tác nhân gây nhiễm trùng da có thể lây từ người sang người. Thậm chí là lây qua không khó. Và một khi da bị nhiễm trùng thì sẽ rất nguy hiểm, nhất là khi đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ và người già với sức đề kháng yếu.
>>>>>Xem thêm: Mụn đầu trắng: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất
Nhiễm trùng da nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu dùng sai thuốc thì tình trạng da sẽ ngày một tồi tệ hơn, nhiễm trùng sẽ ăn sâu và lan rộng.
Nguy hiểm nhất khi từ các nhiễm trùng da sẽ ăn sâu vào trong cơ thể và ảnh hưởng đến máu. Tình trạng nhiễm trùng máu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, cần điều trị nhiễm trùng da càng sớm càng tốt.
Tư vấn điều trị nhiễm trùng da an toàn và hiệu quả
Dựa vào kết quả thăm khám, đánh giá tổn thương da mà các bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị nhiễm trùng da phù hợp. Ưu tiên hàng đầu sẽ là dùng thuốc có chứa các chất kháng nguyên (Metronidazole, ornidazole, tinidazole, eflornithine, paromycin, pentamidine, pyrimethamine, furazolidone và melarsoprol).
Tiếp theo là sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo đường uống, bôi hoặc tiêm truyền vào trong cơ thể. Có thể sẽ cần nuôi cấy vi khuẩn để tìm ra loại kháng sinh đặc hiệu nhằm giúp điều trị hiệu quả tình trạng da nhiễm trùng.
Ngoài ra, với các tác nhân gây bệnh khác sẽ được chỉ định thuốc kháng nấm, kháng virus. Trong quá trình điều trị này cần tuân thủ yêu cầu chăm sóc tại nhà của bác sĩ đưa ra. Đặc biệt lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho da để không tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh phát triển.
Một số trường hợp nhiễm trùng da nặng với tổn thương sâu, rộng, bị sưng đau và sốt cao sẽ cần nhập viện để theo dõi. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng máu xảy ra và giúp cho bệnh nhân sớm quay về cuộc sống bình thường…
Dr.thaiha hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng nhiễm trùng da. Nếu bạn nhận thấy da bị nhiễm trùng, hãy liên hệ ngay với phòng khám của chúng tôi để được hỗ trợ thăm khám và điều trị kịp thời. Trân trọng.