Mụn trứng cá là vấn đề da liễu thường gặp, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Việc điều trị mụn trứng cá đòi hỏi phải xác định được nguyên nhân, chọn đúng phương pháp và phải kiên trì thực hiện. Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa da liễu về nguyên nhân gây ra mụn trứng cá cũng như cách phòng tránh hiệu quả để bạn tham khảo.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá và cách phòng tránh an toàn
Contents
Mụn trứng cá là gì, những dấu hiệu nhận biết
Mụn trứng cá là một dạng bệnh nang lông tuyến bã, hình thành do các nang lông trên da bị tắc nghẽn bởi sự tăng tiết dầu và tế bào da chết. Mụn trứng cá có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nhưng thường gặp nhất là những vùng da có tuyến dầu hoạt động mạnh như da mặt, trán, lưng, ngực, vai.
Các triệu chứng nhận biết của mụn trứng cá là:
- Những nốt mụn đầu trắng do lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
- Với làn da có lỗ chân lông mở thì sẽ xuất hiện các nốt mụn đầu đen.
- Các nốt mụn nhỏ màu đỏ, dạng sẩn mềm.
- Các nốt mụn nhọt, mụn mủ hay còn gọi là những nốt sần có mủ ở đầu.
- Các cục u lớn, rắn gây đau ở dưới da (tổn thương dạng sần).
- Xuất hiện các khối sưng viêm, có mủ dưới da (tổn thương dạng nang).
Cơ chế hình thành mụn trứng cá
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu mụn trứng cá thường được hình thành theo cơ chế như sau:
- Đầu tiên là lỗ chân lông bị tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này nhân mụn trứng cá bắt đầu hình thành và đa phần là mụn không viêm như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn.
- Lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến cho tuyến bã nhờn tiết ra càng thêm trầm trọng hơn. Mụn trứng cá xuất hiện ngày một nhiều và nặng tại các vùng da như cằm, má, mũi, quai hàm.
- Lỗ chân lông bít tắc, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh là điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Chúng làm cho mụn sưng tấy, viêm ở nang lông. Lúc này sẽ xuất hiện các nốt mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc.
Như vậy mụn trứng cá hình thành là do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến cho lỗ chân lông bít tắc. Từ đó dẫn đến các vi khuẩn gây mụn hoạt động mạnh nên sinh ra mụn trứng cá.
Nếu không có các biện pháp điều trị, mụn trứng cá không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn trên ra. Để lại các nốt sẹo rỗ, sẹo lõm, sẹo lồi, lỗ chân lông to,… Từ đó làm ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bị mụn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp và nhiều hệ lụy khác.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Nhìn chung nguyên nhân gây mụn trứng cá chủ yếu chính là do tăng tiết bã nhờn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Cộng với đó là sự hoạt động quá mức của vi khuẩn gây mụn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá là:
Cơ thể thay đổi nội tiết tố
Cơ thể bước vào các giai đoạn như tuổi dậy thì, trong kỳ kinh nguyệt, mang thai sẽ gặp sự thay đổi hormone sinh dục từ bên trong. Đây là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Lúc này tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ dẫn đến lỗ chân lông bị bít tắc. Và đây chính là nguyên nhân mụn trứng cá xuất hiện.
Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài
Khi bạn thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến mất ngủ và nội tiết tố trong cơ thể cũng sẽ bị rối loạn. Cơ thể tăng tiết mồ hôi và tuyến bã nhờn cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá.
Yếu tố môi trường
Sinh sống, làm việc trong môi trường có nhiều khói, bụi bẩn, làm việc ngoài trời tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng cũng là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở nhiều trường hợp.
Trong điều kiện như vậy, tuyến mồ hôi, bã nhờn hoạt động mạnh. Cùng với đó là bụi bẩn tích tụ sâu trong các lỗ chân lông dẫn đến tắc nghẽn, mấy cân bằng độ ẩm trên da và làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn trứng cá.
Do thói quen xấu trong ăn uống
Đây cũng là một nguyên nhân mụn trứng cá khá phổ biến. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hoặc cay nóng sẽ khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Và đó chính là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp: mụn trứng cá không nặn có hết không?
Vệ sinh không sạch sẽ, sai cách
Nếu bạn không đảm bảo vệ sinh cho làn da nhất là sau khi trang điểm, sau một ngày học tập, làm việc thì sẽ khiến cho bụi bẩn, cặn trang điểm tích tụ trong các lỗ chân lông. Lâu dầu khiến cho nhân mụn trứng cá hình thành.
Ngoài ra việc vệ sinh sai cách, sử dụng sản phẩm như sữa rửa mặt, đồ trang điểm không phù hợp sẽ làm kích ứng da. Từ đó làm kích thích tăng tiết bã nhờn trên da. Đây cũng là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá mà bạn cần cẩn trọng.
Một số nguyên nhân gây mụn trứng cá khác
Ngoài các nguyên nhân phổ biến ở trên, mụn trứng cá hình thành còn có thể là do:
- Yếu tố di truyền, trong gia đình có bố, mẹ bị mụn trứng cá thì khả năng cao thế hệ sau cũng sẽ có mụn.
- Tiếp xúc với các vật dụng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn như điện thoại di động, mũ bảo hiểm, khẩu trang kém chất lượng cũng có thể dẫn đến hình thành các nốt mụn trứng cá.
- Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc có chứa thành phần corticosteroid hay testosterone.
Điều trị mụn trứng cá như thế nào?
Mụn trứng cá cần được điều trị càng sớm càng tốt. Khi mụn chưa viêm nhiễm lan rộng, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Điều trị mụn trứng cá nhẹ
Để điều trị mụn trứng cá nhẹ, bạn cần chú ý chăm sóc da phù hợp cùng với một số loại thuốc điều trị mụn trứng cá không kê đơn. Chẳng hạn như:
- Benzoyl peroxide: Có tác dụng làm khô mụn, gom cồi mụn và ngăn ngừa mụn mới hình thành. Benzoyl peroxide còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
- Axit salicylic: Có tác dụng loại bỏ tế bào chết trên da và làm thông thoáng lỗ chân lông. Nhờ đó giảm sưng đỏ, viêm tấy và làm giảm dần số lượng mụn, phục hồi da bị tổn thương nhanh hơn.
Điều trị mụn trứng cá trung bình đến nặng
Lúc này tình trạng da đã có những tổn thương khá nghiêm trọng. Số lượng mụn nhiều, mụn ở tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy gây đau nhức. Việc điều trị sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Các phương pháp được áp dụng đó là:
- Dùng thuốc bôi ngoài da: Retinoids, kháng sinh, dapsone hay axit azelaic để làm giảm các triệu chứng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
- Sử dụng thuốc uống: Kháng sinh đường uống, thuốc tránh thai, thuốc kháng androgen, isotretinoin. Những loại thuốc này giúp giảm sản xuất bã nhờn, giảm viêm, hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.
- Các phương pháp điều trị khác: Liệu pháp ánh sáng (ánh sáng xanh, đỏ, IPL), laser, RF vi điểm. fraction laser….
>>>>>Xem thêm: Mụn trứng cá hạch: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Các biện pháp phòng tránh mụn trứng cá mà bạn nên biết
Để giảm nguy cơ bị mụn trứng cá bạn cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh dưới đây:
- Rửa mặt sạch sẽ hàng ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp với da, ưu tiên thành phần dịu nhẹ, không chứa kiềm, kiểm soát dầu tốt.
- Khi trang điểm nên lựa chọn các sản phẩm gốc nước hoặc có dán nhãn không gây dị ứng để giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông.
- Luôn tẩy trang, làm sạch da trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy để lỗ chân lông sạch sẽ, thông thoáng nhất.
- Hạn chế để vùng da bị mụn tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như ánh nắng mặt trời, khẩu trang kém vệ sinh,…
- Có chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng đạm và chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày.
- Giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng stress kéo dài, ngủ đủ giấc.
Trong trường hợp da bạn xuất hiện mụn trứng cá tuyệt đối không dùng tay nặn, không tự ý điều trị. Tốt nhất nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Dr.thaiha để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra mụn trứng cá đồng thời hướng dẫn điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.