Nguyên nhân gây giảm sắc tố da là gì? Chuyên gia chia sẻ

Nguyên nhân gây giảm sắc tố da là gì? Chuyên gia chia sẻ
Rate this post

Tăng và giảm sắc tố da đều sẽ khiến cho da không đều màu, làm mất thẩm mỹ. Trong đó, tình trạng giảm sắc tố da thường ít phổ biến hơn nhưng lại có điều trị hơn bởi nguyên nhân gây giảm sắc tố da có tính phức tạp. Vậy giảm sắc tố da là như thế nào, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra làm sao? Hãy cùng với các bác sĩ tại Dr.thaiha đi tìm hiểu chi tiết nhé.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây giảm sắc tố da là gì? Chuyên gia chia sẻ

Sắc tố da là gì?

Sắc tố da là màu da tự nhiên của con người, xét theo tình trạng da hoàn toàn khỏe mạnh. Sắc tố da được quyết định bởi Melanin. Một loại sắc tố được sản xuất ra từ những tế bào melanocytes.

Trên thực tế thì sắc tố da của con người ở mỗi quốc gia sẽ không giống nhau. Điều này lý giải tại sao có người da đen, có người da trắng. Với người Việt Nam thì sẽ sở hữu làn da có màu vàng. Và màu sắc da của người Việt cũng bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn melanin.

Sắc tố da có sự thay đổi tuỳ theo vào quá trình sản xuất melanin. Nếu lượng melanin ở mức ổn định thì da của bạn sẽ khoẻ mạnh và đều màu. Nhưng nếu bạn gặp tình trạng rối loạn melanin thì sắc tố da sẽ có sự thay đổi như sau:

  • Tăng sắc tố da do cơ thể tăng sản sinh melanin trong thời gian dài.
  • Giảm sắc tố da do cơ thể bị mất đi một lượng melanin lớn

Nguyên nhân gây giảm sắc tố da là gì? Chuyên gia chia sẻ

Giảm sắc tố da là gì?

Giảm sắc tố da là tình trạng da bị mất sắc tố do có sự giảm lượng tế bào melanocyte hoặc ngay cả melanin. Giảm sắc tố da có thể xảy ra khu trú hoặc ở toàn thân và sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ cũng như sức khoẻ của con người.

Bởi như chúng ta đã biết, màu sắc da được quyết định bởi việc cơ thể sản sinh melanin. Mục đích của melanin chính là để bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài, đáng chú ý là ánh nắng mặt trời. 

Khi melanin không được sản sinh và biến mất theo thời gian cũng đồng nghĩa với làn da trở nên nhợt nhạt hơn và da mất sức đề kháng. Lúc này, làn da của bạn sẽ bị yếu đi và không còn chức năng tự bảo vệ.

Giảm sắc tố da không phổ biến như tăng sắc tố da nhưng lại được đánh giá là nguy hiểm hơn. Nguy cơ bị giảm sắc tố da sẽ cao hơn ở những người có da tối màu do sự tương phản giữa màu da tự nhiên và các mảng trắng.

Dấu hiệu giảm sắc tố da là gì?

Dấu hiệu giảm sắc tố da rất dễ nhận biết. Đó là tình trạng da bỗng dưng xuất hiện các đốm mảng sáng màu hơn bình thường. Lâu dần vùng da này sẽ chuyển sang màu trắng tinh. 

Tình trạng giảm sắc tố da toàn thân cũng khiến cho da của bạn có màu trắng và trở nên nhợt nhạt. Da nhạy cảm hơn trước các tác động từ môi trường bên ngoài và có dấu hiệu mỏng, yếu rõ ràng.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị giảm sắc tố da, bạn cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ hỗ trợ thăm khám và điều trị theo đúng nguyên nhân gây giảm sắc tố da gặp phải.

Nguyên nhân gây giảm sắc tố da là gì?

Sự biết mất của melanin chính là nguyên nhân gây giảm sắc tố da. Đây có thể là dấu hiệu tạm thời nhưng đôi khi cũng là vĩnh viễn. Các vấn đề sức khoẻ có thể gây giảm sắc tố da gồm:

Nguyên nhân gây giảm sắc tố da là gì? Chuyên gia chia sẻ

Giảm sắc tố da do bị bạch tạng

Nguyên nhân gây giảm sắc tố da là do bạn bị mắc bệnh bạch tạng. Đây là một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp. Căn nguyên của bệnh là do một khiếm khuyết trong gen ảnh hưởng đến sản xuất melanin. Kết quả là làm giảm sắc tố melanin và rất khó phục hồi sắc tố da.

Người mắc bạch tạng sẽ có da trắng, tóc trắng và đôi khi có ít sắc tố hơn trong tròng đen của mắt. Sức đề kháng của da giảm chính vì thế họ sẽ không có khả năng tự bảo vệ trước ánh nắng mặt trời. Bạch tạng gây trắng da toàn thân thay vì trắng da khu trú tại một số vùng trên cơ thể.

Giảm sắc tố da do bạch biến

Khác với bạch tạng, bạch biến là tình trạng giảm sắc tố da khu trú nhưng có khả năng lan rộng theo thời gian. Nguyên nhân giảm sắc tố da do bạch biến hiện chưa được xác định chính xác. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng có thể do một bệnh tự miễn gây tổn thương các tế bào sản xuất melanin theo điểm.

Ngoài khiến da không đều màu, các mảng trắng cũng có thể phát triển bên trong miệng và tóc. So với bạch tạng thì việc điều trị bạch biến sẽ dễ dàng hơn. Có thể thực hiện các biện pháp giúp kích thích sự phát triển của melanin để làm cho da đều màu.

Tìm hiểu thêm: Giảm sắc tố da là bệnh gì? Cách trị giảm sắc tố da như thế nào

Nguyên nhân gây giảm sắc tố da là gì? Chuyên gia chia sẻ

Giảm sắc tố sau viêm

Giảm sắc tố sau viêm là tình trạng bị giảm hoặc mất sắc tố bệnh lý có viêm da hoặc thủ thuật y tế hay thẩm mỹ. Giảm sắc tố sau viêm ảnh hưởng chủ yếu đến người có da tối màu.

Trong đó, việc da của bạn bị bỏng vì nhiều nguyên nhân hoặc bị tổn thương do thực hiện laser, peel da hoặc các điều trị áp lạnh dễ dẫn đến rối loạn sắc tố da. Bao gồm cả tăng sắc tố và giảm sắc tố những chỉ là tạm thời.

Bệnh vảy phấn trắng làm giảm sắc tố da

Bệnh vảy phấn trắng thường xuất hiện ở trẻ em có làn da sẫm màu. Dấu hiệu nhận biết là trên cơ thể bệnh nhân xuất hiện các mảng trắng, hơi nhô cao trên mặt. Tổn thương thường xuất hiện ở nhiều vị trí như cánh tay, cổ, vai, ít gặp hơn ở chân và thân.

Nguyên nhân gây giảm sắc tố da thường liên quan đến bệnh chàm da mà trẻ gặp phải. Nếu trong gia đình có người đã từng bị vảy phấn trắng hoặc các bệnh mạn tính về da thì bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Hoặc cũng có thể là do môi trường sống bị ô nhiễm gây ra…

Nguyên nhân gây giảm sắc tố da là gì? Chuyên gia chia sẻ

>>>>>Xem thêm: Ăn và uống gì để giảm tăng sắc tố da? Chuyên gia chia sẻ

Giảm sắc tố da có điều trị được không?

Tuỳ theo nguyên nhân gây giảm sắc tố da mà khả năng điều trị cải thiện sẽ có sự thay đổi. Ví dụ như khi bạn được chẩn đoán là mắc bệnh bạch tạng thì khả năng điều trị là bằng không. Thậm chí là tuổi thọ của người bệnh bạch tạng cũng giảm đáng kể.

Trong khi đó, nếu bạn bị giảm sắc tố do chấn thương da thì chỉ cần chăm sóc da khoa học là mọi chuyện sẽ tự cải thiện. Không cần áp dụng bất kỳ điều trị y khoa nào trong 3 tháng đầu tiên bởi đây chỉ là dấu hiệu tạm thời. Tương tự với bệnh vảy phấn trắng đôi khi các mảng trắng cũng tự động biến mất mà không cần điều trị.

Đối với tình trạng giảm sắc tố da do bạch biến thì có thể lựa chọn các biện pháp điều trị sau:

  • Bảo vệ các khu vực bị ảnh hưởng khỏi ánh sáng mặt trời
  • Thuốc corticosteroid và calcipotriene tại chỗ
  • Các thuốc ức chế calcineurin dùng cho mặt và vùng nếp gấp
  • UVB dải hẹp hoặc psoralen cộng với trị liệu UVA (PUVA)

Chú ý, tất cả tình trạng mất sắc tố da xảy ra đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng “phòng vệ” của cơ thể. Bởi melanin được sinh ra là để bảo vệ da tránh khỏi tia UVA và UVB. Chính vì thế, làn da bị mất sắc tố sẽ không còn sức đề kháng tự nhiên và điều này có nghĩa là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể đã bị phá vỡ.

Vậy nên, nếu bạn gặp tình trạng mất sắc tố da thì hãy tăng cường các giải pháp chống nắng. Có thể sử dụng thêm liệu pháp ánh sáng cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng khi bị giảm sắc tố làn da. 

Mọi thông tin tư vấn về nguyên nhân gây giảm sắc tố da, bạn hãy chủ động liên hệ với Dr.thaiha để nhận tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5