Hôi nách luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là người của công chúng. Bởi mùi cơ thể sẽ khó che giấu. Dù cho bạn có sử dụng nước hoa, sản phẩm ngăn mùi thì cũng chẳng thể nào át đi mùi hôi nách. Muốn điều trị hôi nách hiệu quả, bạn cần hiểu rõ cơ chế hình thành bệnh lý. Tham khảo bài viết của Dr.thaiha để có kế hoạch điều trị hôi nách hiệu quả bạn nhé.
Bạn đang đọc: Hôi nách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Contents
Hôi nách là gì?
Hôi nách là bệnh lý da liễu thường gặp. Bệnh hôi nách có đặc điểm đúng như tên gọi, đó là việc một hoặc hai bên nách tỏa ra mùi hôi khó chịu. Do đó, sẽ không khó để phát hiện ai đó bị hôi nách, bởi bệnh sẽ rất khó che giấu.
Mặc dù là bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày nhưng lại rất ít người chủ động trong điều trị. Bởi lẽ, hầu hết mọi người đều nghĩ hôi nách là bệnh bẩm sinh, bệnh di truyền và không thể chữa trị. Còn bạn có suy nghĩ gì về bệnh hôi nách.
Cơ chế hình thành bệnh hôi nách
Nếu bạn muốn điều trị bệnh hôi nách, trước tiên bạn cần hiểu rõ về cơ chế hình thành của mùi hôi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hôi nách xuất hiện là do tăng sinh mồ hôi vùng nách. Khi mồ hôi sản sinh quá nhiều, kết hợp với hoạt động của vi khuẩn thì sẽ gây ra mùi rất khó chịu.
Dưới da của chúng ta tập trung rất nhiều tuyết mồ hôi. Nhiệm vụ chính của tuyến mồ hôi chính là đổ mồ hôi để giúp ổn định nhiệt độ của cơ thể. Tuy nhiên, không phải tuyến mồ hôi nào cũng gây ra mùi cơ thể.
- Tuyến mồ hôi eccrine: Đây là tuyến mồ hôi có số lượng nhiều nhất, phân bố ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể. Tuyến này có nhiệm vụ tiết chất lỏng trực tiếp lên trên bề mặt da để làm mát cơ thể.
- Tuyến mồ hôi apocrine: Đây là tuyến mồ hôi tiết ra chất lỏng vào nang lông rồi chất lỏng từ nang lông sẽ được đưa lên trên da. Trong chất lỏng được tiết ra sẽ chứa lipid, protein… Tuyến mồ hôi này chỉ tập trung ở một số khu vực như nách, hậu môn, bộ phận sinh dục và lòng bàn tay, bàn chân.
Tuyến mồ hôi apocrine hoạt động mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chúng sẽ tấn công vào nách và phân hủy lipid, protein được tiết ra. Và chỉ sau một thời gian ngắn, nách của bạn sẽ bắt đầu bốc mùi.
Đáng chú ý là tuyến mồ hôi gây hôi nách không hoạt động trước tuổi dậy thì và ở người lớn tuổi. Đây là lý do tại sao chúng ta chỉ bị hôi nách sau khi bước vào tuổi dậy thì và bệnh sẽ được cải thiện theo thời gian.
Nói tóm lại, cơ chế hình thành mùi hôi nách là do hoạt động của tuyến mồ hôi apocrine và sự hoạt động của vi khuẩn. Và sẽ có những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng bệnh hôi nách. Nếu bạn quan tâm thì hãy cùng tiếp tục tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân khiến bạn bị hôi nách là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hôi nách có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Các nguyên nhân gây bệnh thường rất đa dạng. Trong đó, có các yếu tố nguy cơ sau:
Di truyền
Hôi nách là bệnh có khả năng lây truyền. Nếu như bố hoặc mẹ của bạn bị hôi nách thì bạn cũng có nguy cơ bị hôi nách là 50%. Nhưng nếu bạn có cả bố và mẹ đều bị hôi nách thì nguy cơ bị di truyền cao trên 80%. Bệnh sẽ khởi phát khi bước vào tuổi dậy thì.
Sự thay đổi nổi tiết
Tình trạng hôi nách có thể xuất hiện hoặc ngày một nghiêm trọng hơn khi bạn bị rối loạn nội tiết tố. Bởi sự thay đổi bên trong cơ thể sẽ tác động đến hoạt động của tuyến mồ hôi. Do đó, các trường như đang mang thai, đã sinh con, tiền mãn kinh hay thay đổi nội tiết tố cũng gây ra mùi trên cơ thể.
Tâm lý bất ổn
Có thể bạn chưa biết là cảm xúc cá nhân của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc bạn bị hôi nách. Ví dụ như những trường hợp thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress và lo âu muộn phiền sẽ bị hôi nách nặng hơn những người có tâm trạng thoải mái.
Vệ sinh cá nhân
Mùi cơ thể của bạn sẽ ngày một nặng hơn nếu như bạn không vệ sinh cá nhân một cách sạch sẽ. Bao gồm việc lười tắm rửa, lười thay quần áo, mặc đồ không thấm mồ hôi, mặc đồ bó sát. Khi này, nách sẽ là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn tấn công, nhân lên về số lượng và mùi hôi sẽ xuất hiện.
Tìm hiểu thêm: Da bị nhiễm trùng da có nguy hiểm không? Cách phòng tránh hữu hiệu
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống của bạn cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi nách. Ví dụ như việc bạn uống nhiều bia rượu, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc ăn nhiều đồ ăn có mùi nặng như hành, tỏi…
Chú ý, có nhiều người cho rằng bệnh hôi nách có thể lây qua việc mặc chung quần áo. Nhưng sự thật không phải như vậy. Dù cho bạn mặc chung đồ với người bị hôi nách nhưng bạn không bị tăng tiết mồ hôi thì cơ thể bạn vẫn thơm tho. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo không nên mặc chung đồ với người bệnh hôi nách để tránh bị mùi hôi tạm thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh hôi nách
Thường thì chúng ta sẽ quen với mùi cơ thể của chính mình. Chính vì thế, một số người không tự ý thức được mình bị hôi nách, hôi tay, hôi chân. Tuy nhiên, những người xung quanh bạn như người thân, bạn bè, đồng nghiệp và đối tác sẽ là người chịu ảnh hưởng bởi thứ mùi khó chịu đến từ vùng nách của bạn.
Mùi hôi nách sẽ ngày một nặng hơn ở các điều kiện thời tiết nắng nóng. Nhất là những vùng nách có lông rậm rạp. Bạn sẽ nhận thấy một số các triệu chứng sau:
- Nách liên tục đổ mồ hôi và có dấu hiệu ngứa ngáy.
- Nách có mùi khó chịu, mùi nồng nặc.
- Chân lông nách bị viêm, đôi khi là nhiễm trùng.
- Nếu mặc áo trắng sẽ thấy nách áo bị ố màu.
Hôi nách có tự khỏi không, điều trị bằng cách nào
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tuyến mồ hôi gây ra mùi hôi nách có thể ngưng hoạt động ở một độ tuổi nào đó. Do đó, tình trạng hôi nách sẽ có chuyển biến ở người già, người cao tuổi. Và chúng ta chắc chắn sẽ không thể chờ cho hôi nách tự khỏi vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, học tập và công việc.
Mọi người cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh hôi nách. Bởi đây chính là cách để chúng ta tìm lại sự tự tin trong cuộc sống và giao tiếp xã hội.
Hôi nách có thể điều điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Bao gồm các phương pháp điều trị tạm thời hôi nách như phèn chua hoặc lăn khử mũi. Tuy nhiên, các giải pháp điều trị này sẽ không tác động đến gốc rễ của bệnh nên chỉ tạm thời giúp cải thiện mùi cơ thể.
Một số các giải pháp điều trị hôi nách đang được áp dụng tại cơ sở y tế gồm:
- Sử dụng thuốc uống, bôi: Thuốc kháng cholinergic (oxybutynin, glycopyrrolate), thuốc chẹn beta giao cảm (atenolol, metoprolol),… có tác dụng ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi.
- Tiến hành cắt tuyến mồ hôi: Tìm kiếm và chọn lọc các tuyến mồ hôi gây mùi ở khu vực nách sau đó cắt bỏ. Tuy nhiên, cách làm này có thể gây tăng tiết mồ hôi ở các khu vực lân cận như ngực…
- Điều trị bằng laser: Các chùm tia năng lượng cao tác động vào protein, hạn chế hình thành chất béo. Phương pháp cần thực hiện nhiều lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Da nổi mụn li ti là bị làm sao, cách điều trị hiệu quả
Và có một giải pháp điều trị hôi nách an toàn, hiệu quả đang gây tiếng vang lớn chính là tiêm botox. Quy trình sử dụng kim tiêm để đưa thuốc botox đã được pha loãng vào vùng nách nhằm làm bất hoạt tuyến mồ hôi nách. Từ đó, nách sẽ trở nên khô thoáng và thơm tho hơn.
Phương pháp tiêm botox được giới chuyên gia đánh giá cao bởi những ưu điểm sau:
- Không sử dụng dao kéo, hạn chế tổn thương nách.
- Quá trình điều trị và phục hồi siêu nhanh.
- Phù hợp với nhiều tình trạng hôi nách.
- Hạn chế tác dụng phụ như sưng đau và chảy máu.
- Không sợ quên uống thuốc hoặc bôi thuốc.
- Chi phí thấp, phù hợp với nhiều khách hàng…
Các bác sĩ nhấn mạnh, dù điều trị theo cách nào thì hôi nách đều không thể trị dứt điểm. Bởi vì mùi cơ thể hình thành do sự tương tác giữa mồ hôi và vi khuẩn trên da của bạn. Do đó, việc điều trị duy trì sẽ là cần thiết để cơ thể chúng ta sạch sẽ và thơm tho mỗi ngày. Quan trọng nhất vẫn là việc tắm giặt và thay quần áo sạch mỗi ngày và sau khi vận động ra nhiều mồ hôi để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn gây hôi nách.
Dr.thaiha sẽ giúp bạn thăm khám và điều trị hôi nách một cách an toàn và hiệu quả nhất. Bạn có thể liên hệ với phòng khám để đặt hẹn cùng bác sĩ chuyên khoa và được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp với tình trạng mùi cơ thể của mình nhé. Trân trọng!