Da nổi đốm đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Da nổi đốm đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Rate this post

Da nổi đốm đỏ xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đây có thể là dị ứng da, viêm da, mụn hoặc biểu hiện của các bệnh lý trong cơ thể. Nếu không được điều trị sớm tình trạng này kéo dài và ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị khi nổi đốm đỏ trên da bạn hãy tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Da nổi đốm đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân da nổi đốm đỏ

Nguyên nhân da nổi đốm đỏ được các bác sĩ chuyên khoa da liễu chia sẻ như sau:

Da nổi đốm đỏ không ngứa

Nếu da nổi đốm đỏ trông giống như nốt ruồi son nhưng không gây ngứa thì rất có thể là do bệnh lý gây nên. Tùy thuộc theo các triệu chứng bất thường đi kèm mà có thể là các bệnh như:

Bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết khiến người bệnh phải trải qua nhiều giai đoạn. Từ ủ bệnh, sốt, giai đoạn nguy hiểm và cuối cùng là phục hồi. Tình trạng da nổi mẩn đỏ xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng. 

Người bệnh bị suy giảm tiểu cầu và hệ miễn dịch. Các nốt đốm đỏ ngày càng lan rộng ra toàn cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời nguy cơ dẫn đến xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa rất cao. Thậm chí bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Da nổi đốm đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bị suy giảm tiểu cầu

Da nổi đốm đỏ không ngứa cũng có thể là dấu hiệu của suy giảm tiểu cầu. Lúc này người bệnh còn có các dấu hiệu đi kèm khác như bầm tím thường trên da. Màu da nhợt nhạt hoặc chuyển sang màu vàng. Nếu không điều trị kịp thời bệnh dẫn đến suy thận, chảy máu nội tạng, tử vong,…

Viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng khiến cho hệ thống vi mạch bị tấn công. Lúc này xảy ra tình trạng xuất huyết với biểu hiện là da nổi các đốm đỏ như nốt ruồi son. Ngoài ra người bệnh còn có các dấu hiệu đi kèm như: đau khớp, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, đi tiểu ra máu, buồn nôn,…

Sốt phát ban

Sốt phát ban do virus tấn công khiến cơ thể nổi các đốm đỏ trên da. Tuy nhiên người bệnh không cảm thấy ngứa, đi kèm là tình trạng sưng hạch bạch huyết, đau họng,… Bệnh lý này phổ biến hơn ở trẻ em.

Da nổi đốm đỏ do giãn mao mạch

Đây là tình trạng mạch máu bị phình to, bị vỡ. Từ đó gây xuất huyết với biểu hiện là các đốm đỏ trên da. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như đi ngoài ra máu, chảy máu cam,…

Bệnh sởi

Bệnh do virus paramyxovirus gây ra, bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng nếu không phòng ngừa tốt. Khi mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như: Da nổi đốm đỏ như nốt ruồi son không ngứa, sốt, viêm kết mạc, nghẹt mũi,…

Da nổi đốm đỏ kèm ngứa ngáy, khó chịu

Với trường hợp da nổi đốm đỏ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thì nguy cơ cao là do một trong những bệnh lý như:

Bị nổi mề đay

Đây là dạng bệnh lý dị ứng, là hiện tượng phù cấp tính hoặc mãn tính ở trung bì. Bệnh gây ra bởi phản ứng giữa các mao mạch trên da do nhiều yếu tố khác nhau. Triệu chứng điển hình là tình trạng da nổi sẩn cục cứng gần giống nốt muỗi đốt. Các nốt này gây ngứa ngáy và cảm giác nóng rát.

Tìm hiểu thêm: Viêm tuyến mồ hôi mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Da nổi đốm đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Da nổi đốm đỏ do viêm da tiếp xúc

Đây là dạng tổn thương xảy ra do tiếp xúc với các yếu tố kích ứng. Chẳng hạn như chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất, mỹ phẩm,… Tùy tác nhân gây dị ứng mà triệu chứng sẽ là da nổi đốm đỏ hoặc mụn nước, mụn mủ. Hoặc đôi khi là các vết lở loét.

Bị dị ứng 

  • Dị ứng thời tiết: Là nguyên nhân khiến cho nhiều người gặp tình trạng da nổi đốm đỏ. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như ngứa âm ỉ hoặc dữ dội, sổ mũi, hắt hơi,…
  • Dị ứng thuốc: Các nốt đốm đỏ trông giống như muỗi cắn. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà đốm đỏ xuất hiện tại một vị trí hoặc lan ra toàn thân. Khi tình trạng nghiêm trọng sẽ bị khó thở, nổi hồng ban, da toàn thân đỏ ửng,…
  • Dị ứng thực phẩm: Người bị dị ứng thường đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Có cảm giác ngứa trong cổ họng, da nổi đốm đỏ trông như muỗi cắn, chảy nước mắt, ngứa mũi,…

Mắc các bệnh lý tiềm ẩn

Một số bệnh lý tiềm ẩn khiến da nổi đốm đỏ như là:

  • Rối loạn chức năng gan: Chức năng gan kém, không đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng nổi đốm đỏ và ngứa ngáy, khó chịu.
  • Bị giun sán: Ấu trùng di chuyển đến ống mật và gây tắc nghẽn quá trình lưu thông mật. Điều này khiến độc tố tích tụ lại dẫn đến hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Từ đó gây nên tình trạng da nổi đốm đỏ kèm theo ngứa ngáy.
  • Rối loạn tuyến giáp: Bệnh khiến cho quá trình trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng. Từ đó gây mất cân bằng điện giải vô tình khiến hệ miễn dịch kích hoạt phản ứng quá mức. Hệ quả là khiến cho làn da nổi các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy.

Da nổi đốm đỏ do mụn trứng cá

Mụn trứng cá là bệnh da liễu thường gặp và sẽ khiến cho da nổi đốm đỏ, nổi mụn. Trong trường hợp này, mụn trứng cá có dấu hiệu viêm. Đó có thể là mụn mủ, mụn bọc, mụn nang, u cục.

Mụn trứng cá thường bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố là sừng hoá nang lông, tăng tiết nhờn, hoạt động của vi khuẩn và tình trạng viêm da. Bệnh lý da liễu này ít ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng lại khiến cho chất lượng sống bị giảm sút nghiêm trọng.

Cách điều trị hiệu quả tình trạng da nổi đốm đỏ

Như vậy có thể thấy da nổi đốm đỏ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo từng nguyên nhân mà sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. 

Khi bắt gặp tình trạng da nổi đốm đỏ dù ngứa hay không ngứa bạn cũng không được chủ quan. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa xác định được nguyên nhân.

Tốt nhất bạn hãy chủ động đến cơ sở da liễu uy tín hoặc bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân hay dị nguyên gây bệnh. Đồng thời xác định mức độ nặng, nhẹ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Da nổi đốm đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Tiêm thuốc trị sẹo lồi có an toàn không, tiêm như thế nào?

Với trường hợp bị nhẹ người bệnh thường được chỉ định dùng một số loại thuốc uống hoặc bôi. Mục đích nhằm làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. 

Trong trường hợp do bệnh lý như sởi, mề đay hay các bệnh tiềm ẩn khác, tùy theo từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn để đạt được hiệu quả.

Một số lưu ý khi da nổi đốm đỏ

Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì khi da nổi đốm đỏ bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không sờ tay lên vùng da nổi đốm đỏ để tránh phát sinh viêm nhiễm, làm lây lan bệnh.
  • Không cào, gãi vùng da bị nổi mẩn đỏ vì sẽ làm tổn thương nghiêm trọng, lâu lành hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da nổi đốm đỏ bằng nước muối sinh lý. Nếu đốm đỏ trên da mặt cần chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp.
  • Trường hợp do dị ứng cần đảm bảo tránh các chất hoặc thành phần gây kích ứng da.
  • Nên uống đủ nước và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái để không tác động đến vùng da bị tổn thương.

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng da nổi đốm đỏ mà bạn có thể tham khảo. Dr.thaiha sẽ giúp bạn thăm khám và điều trị hiệu quả các vấn đề da liễu liên quan đến hiện tượng da nổi mẩn, nổi đốm. Liên hệ ngay với phòng khám nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5