Chân tóc có mụn mủ là bệnh gì? Điều trị ra làm sao

Rate this post

Chân tóc có mụn mủ gây bết tóc, rụng tóc, mùi hôi khó chịu và làm bạn thiếu tự tin vào chính mình. Tình trạng này đang xuất hiện ngày một nhiều hơn và thường không được quan tâm điều trị. Vậy chân tóc có mụn mủ là bị bệnh gì và điều trị như thế nào hiệu quả? Hãy cùng với Dr.thaiha đi tìm hiểu nhé.

Bạn đang đọc: Chân tóc có mụn mủ là bệnh gì? Điều trị ra làm sao

Chân tóc có mụn mủ là như thế nào?

Mụn có thể mọc ở mọi vùng trên cơ thể. Trong đó, có không ít người gặp tình trạng nổi mụn ở da đầu. Bao gồm tình trạng chân tóc có mụn mủ hoặc tình trạng mụn mọc ở ngoài chân tóc. Và đây được xem là những bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm.

Các dấu hiệu nhận biết gồm:

  • Tổn thương xuất hiện ở da đầu và dễ dàng quan sát thấy mụn khu trú ở chân tóc. Kích thước mụn có thể lớn hoặc nhỏ.
  • Mụn khiến cho da đầu đổi màu, xuất hiện các chấm đỏ và cảm giác đau hoặc ngứa rất khó chịu.
  • Sờ tay thấy vùng da đầu nổi mụn bị gờ cao hơn hẳn, cảm giác nhám tay. Mụn có thể tập trung hoặc rải rác khắp da đầu…

Đặc điểm của mụn ở chân tóc đa phần đều mà mụn viêm. Chân tóc có mụn mủ kích thước lớn sẽ dễ dàng bị vỡ thành vết trợt nông, tiết dịch ướt, mùi tanh sau đó mụn khô đóng vảy tiết màu vàng giống như chốc.

Chân tóc có mụn mủ là bệnh gì? Điều trị ra làm sao

Tiến triển thường tự khỏi trong vài ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp có thể tái phát và dai dẳng mãn tính. Kèm theo đó là tình trạng viêm da đầu, rụng tóc dẫn đến thưa tóc hoặc hói đầu.

Nguyên nhân nào khiến chân tóc có mụn mủ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chân tóc có mụn mủ có thể liên quan đến nhiều bệnh. Bao gồm viêm nang lông, mụn trứng cá, mụn nhọt, chốc lở, viêm da đầu… đôi khi cũng có  thể là do thuỷ đậu. Do đó, cần xác định nguyên nhân gây mụn là vi khuẩn, virus hay nấm đề có thể điều trị hiệu quả.

Sẽ có những điều kiện thuận lợi để chân tóc có mụn mủ. Bao gồm các nguy cơ sau:

  • Tác động cơ học đến da đầu như gãi, cào mạnh hoặc độ mũ quá chật.
  • Các chất hoá học có trong dầu gội, dầu xả, các sản phẩm thẩm mỹ tóc.
  • Các phương pháp làm đẹp tóc như uốn, ép, nhuộm tóc hoặc hấp tóc.
  • Tình trạng tóc thường xuyên ẩm cũng gây tổn thương đầu và khiến chân tóc có mụn mủ.
  • Lười gội đầu hoặc gội đầu quá nhiều. Gội đầu nhưng chưa làm sạch dầu gội xả.
  • Da đầu bị bí do đội mũ thường xuyên khiến cho đổ mồ hôi nhiều…

Khi nào cần thăm khám bác sĩ

Ngay khi nhận thấy chân tóc có mụn mủ, bạn cần khẩn trương thăm khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân bệnh lý, xác định tác nhân gây bệnh và từ đó đưa ra chẩn đoán phân biệt chính xác.

Các trường hợp cần để ý gồm:

  • Da đầu nổi nhiều mụn mủ và có dấu hiệu nhiễm khuẩn trên diện rộng.
  • Tình trạng chân tóc nổi mụn tái diễn nhiều lần dù đã điều trị bằng nhiều cách.
  • Chân tóc có mụn mủ và các sợi tóc bị rụng, nang tóc chậm phát triển.
  • Da đầu bị tổn thương nặng gây sẹo xấu, tóc không thể phục hồi.
  • Các dấu hiệu ngứa, đau ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
  • Các thành viên trong cùng một gia đình đều có những biểu hiện tương tự…

Chú ý, khi chưa có chẩn đoán từ bác sĩ, mọi người không nên tự ý dùng thuốc điều trị tình trạng chân tóc có mụn mủ. Bởi nếu dùng sai thuốc, điều trị sai cách sẽ khiến cho bệnh trở nặng và khó đáp ứng điều trị hơn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh thuỷ đậu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chân tóc có mụn mủ là bệnh gì? Điều trị ra làm sao

Điều trị hiện tượng chân tóc có mụn mủ

Tuỳ từng dạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Mục đích chính là để kiểm soát mụn mới, loại bỏ mụn cũ và phục hồi nang tóc đã bị ảnh hưởng trước đó.

Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà với những sản phẩm không cần kê đơn. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là thay đổi dầu gội có chứa thành phần có lợi cho da đầu như:

  • Axit salicylic với khả năng loại bỏ tế bào da chết;
  • Tinh dầu tràm trà với khả năng loại bỏ vi khuẩn; 
  • Axit glycolic với khả năng tẩy tế bào da chết cùng bã nhờn và vi khuẩn; 
  • Ketoconazol với khả năng chống nấm; 
  • Ciclopirox với khả năng chống nấm dành cho nhiễm trùng da
  • Benzoyl peroxide với khả năng loại bỏ vi khuẩn Propionibacterium acnes.

Kết hợp với việc gội đầu thường xuyên và giữ cho da đầu luôn luôn khô thoáng để có thể cải thiện tình trạng chân tóc có mụn mủ.

Tuy nhiên, nếu các giải pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cần áp dụng các phương pháp điều trị mạnh mẽ hơn. Thuốc đơn kê đơn sẽ được thực hiện với những trường hợp da đầu nổi mụn kéo dài, sưng đau, rụng tóc,… 

  • Thuốc có thể được bác sĩ chỉ định như:
  • Kem steroid hoặc thuốc kháng sinh bôi tại chỗ.
  • Steroid đường tiêm trực tiếp vào da đầu.
  • Kháng sinh đường uống hoặc bôi.
  • Thuốc kháng histamin với các trường hợp da đầu nổi mụn do dị ứng.
  • Thuốc đặc trị dành cho trường hợp chân tóc nổi mụn mủ do trứng cá, thường là iso.

Thuốc Corticoid cũng có thể được áp dụng với trường hợp chân tóc có mụn mủ dai dẳng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ dùng với trường hợp nặng và cần dùng ngắn ngày, khi các biện pháp điều trị khác không có tác dụng để tránh gây phản ứng bất thường…

Ứng dụng công nghệ IPL trong điều trị mụn mủ ở da đầu

Chân tóc có mụn mủ là vấn đề nan giải và thường khó điều trị. Bởi lẽ, chúng ta thường không thể tự quan sát thấy vùng da đầu bị tổn thương, dẫn đến việc không thể ý thức được việc chân tóc có mụn mủ. Vậy nên, sẽ rất dễ dàng xem nhẹ các dấu hiệu bệnh lý, có tâm lý thờ ơ trong điều trị.

Có nhiều người lại không có sự kiên trì khi điều trị mụn ở da đầu, khiến cho bệnh tái phát nhiều lần. Và điều này cũng gây lãng phí không nhỏ về thời gian, công sức, tiệc bạc.

Chân tóc có mụn mủ là bệnh gì? Điều trị ra làm sao

>>>>>Xem thêm: Mụn đinh râu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Dr.thaiha sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng chân tóc có mụn mủ. Chỉ với các liệu trình điều trị công nghệ ánh sáng IPL. Một trong những giải pháp chữa mụn viêm an toàn, hiệu quả nhất, đang được ứng dụng rộng khắp. Ưu điểm của phương pháp điều trị gồm:

  • PL(Intense Pulsed Light) hay còn gọi là Máy ánh sáng xung nhiệt là thiết bị sử dụng nguồn ánh sáng mạnh có phổ rộng, bước sóng từ 400 đến 1200nm.
  • IPL chỉ nhắm vào các lớp da dưới (lớp trung bì) mà không ảnh hưởng đến các lớp trên cùng của da (thượng bì). 
  • Ánh sáng sinh học sẽ tiêu diệt vi khuẩn dưới bề mặt da, cải thiện các tổn thương viêm sâu dưới da.
  • Ngoài ra, nguồn sáng này cũng sẽ giúp làm giảm hoạt động của các tuyến bã, giúp quá trình điều trị mụn hiệu quả hơn.
  • IPL thích hợp dành cho các trường hợp để điều trị mụn ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hoàn toàn không gây xâm lấn và đau đớn khi điều trị.
  • Khi được điều trị kết hợp với các phương pháp khác giúp rút ngắn thời gian điều trị mà không gây tổn thương nang tóc hay các sợi tóc khỏe mạnh…
  • Liệu trình điều trị được tối ưu khi thời gian điều trị ngắn (60 phút/ lần điều trị), cho phép linh động sắp xếp công việc, học tập dễ dàng hơn.

Ngoài ra, công nghệ IPL còn được Dr.thaiha khai thác thành công khi kết hợp với các phương pháp điều trị công nghệ cao khác. Từ đó sẽ giúp phục hồi chân tóc có mụn mủ với mức chi phí khiêm tốn.

Nếu bạn đang muốn điều trị mụn ở da đầu và các vấn đề da liễu khác, hãy chủ động gọi cho Dr.thaiha để đặt hẹn thăm khám và được bác sĩ tư vấn thêm nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5