Viêm nang lông là một tình trạng khá thường gặp ở da. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết sau sẽ chia sẻ những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm nang lông này.
Bạn đang đọc: Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Contents
Viêm nang lông là gì?
Đây là tình trạng mà các nang lông bị viêm do nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Bệnh xảy ra tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, từ da đầu, da vùng chân, cánh tay hay nách, lưng, mặt,…
Dấu hiệu của viêm nang lông
Những dấu hiệu nhận biết viêm nang lông bao gồm:
- Vùng da bị viêm ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu.
- Các nang lông viêm nổi sẩn, có mụn mỏ, vảy và vết trầy.
- Xuất hiện mụn trắng li ti ở các nang lông.
- Một số triệu chứng khác đi kèm như lông mọc ngược vào trong da, ngứa nang lông, nổi nốt đỏ,…
Nếu các nốt viêm nang dày đặc sẽ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống người bệnh. Viêm nang nặng thậm chí còn gây biến chứng áp xe, tạo thành các nốt mụn nhọt riêng lẻ hoặc theo từng ổ, cụm.
Trường hợp không can thiệp sớm sẽ gây nhiễm trùng, rụng lông và để lại những vết sẹo vĩnh viễn. Chính vì vậy khi nhận thấy có dấu hiệu của viêm nang lông bạn nên chủ động thăm khám điều trị sớm.
Những nguyên nhân gây viêm nang lông thường gặp
Nguyên nhân khiến nang lông bị viêm rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là do:
Vi khuẩn gây viêm nang lông
Tiêu biểu là tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh và vi khuẩn gram âm. Những loại vi khuẩn này tồn tại trên da, bình thường không gây nhiễm khuẩn. Nhưng khi có vết xước chúng sẽ âm nhập vào trong các nang lông và dẫn đến viêm.
Do nấm gây viêm nang lông
Nấm men Trichophyton rubrum, candida là nguyên nhân gây viêm nang lông tại các vùng lưng, ngực, vai. Tình trạng này sẽ gặp nhiều hơn ở tuổi dậy thì khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây nên viêm nhiễm.
Một số nguyên nhân khác
Tình trạng lông mọc ngược hoặc sự xuất hiện của ký sinh trùng Demodex folliculorum cũng gây nên tình trạng viêm nhiễm nang lông ở vùng cổ và mặt. Ngoài ra còn có:
- Các yếu tố bên ngoài: Mặc quần áo bó, không thấm hút mồ hôi. Thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng, tổn thương khi cạo hoặc tẩy lông, đội tóc giả,…
- Các yếu tố bên trong: Sử dụng một số loại thuốc hoặc kháng sinh dài hạn. các thuốc hóa trị. Bị viêm da, đổ mồ hôi quá nhiều, mắc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch như đái tháo đường, HIV/AIDS,…
Viêm nang lông có ảnh hưởng như thế nào?
Nang lông bị viêm không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây nên nhiều hệ lụy. Chẳng hạn như:
Gây mất thẩm mỹ
Việc làn da của bạn không được mịn màng mà xuất hiện các nốt viêm gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Đặc biệt là khi tình trạng này xảy ra ở những vùng da dễ nhìn thấy như mặt, chân, tay. Ở nữ giới khi viêm nhiễm nang lông ở ngực, lưng còn khiến chị em không thể diện được trang phục yêu thích.
Làm suy giảm chất lượng cuộc sống
Viêm nhiễm ở nang lông còn dẫn đến cảm giác tự ti, xấu hổ, ngại giao tiếp với người xung quanh. Từ đó làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ, sự tập trung cho công việc, học tập cũng bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến cho chất lượng cuộc sống của nhiều người suy giảm.
Tìm hiểu thêm: Viêm tuyến mồ hôi mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Tình trạng viêm nhiễm trở nặng sẽ làm tăng nguy cơ áp xe, gây nên các ổ viêm lớn. Điều này không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác dẫn đến suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
Bởi vậy bạn không nên chủ quan khi bị viêm nang lông. Tốt nhất khi có các dấu hiệu bệnh hãy chủ động thăm khám đẻ được xử lý sớm. Hiện nay đã có các phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng này.
Cách điều trị viêm nang lông
Khi có dấu hiệu của viêm nhiễm nang lông ban nên chủ động thăm khám điều trị. Tránh để tình trạng lan rộng khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn và nguy cơ để lại sẹo cao.
Chẩn đoán viêm nhiễm nang lông
Muốn điều trị tình trạng này hiệu quả trước hết bác sĩ cần nắm được nguyên nhân. Do đó khâu chẩn đoán là vô cùng quan trọng trước khi tiến hành điều trị. Tại cơ sở da liễu chẩn đoán viêm nhiêm nang lông thường bao gồm:
- Thăm khám da liễu, tiền sử bệnh
Bác sĩ tiến hành quan sát, đánh giá tình trạng, vị trí viêm nhiễm, mức độ tổn thương trên da. Đồng thời kết hợp với tiền sử bệnh lý, khai thác các thông tin cần thiết để đưa ra kết luận về tình trạng da hiện tại. Sau đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất đối với từng trường hợp cụ thể.
- Nuôi cấy vi khuẩn
Bác sĩ sẽ lấy mẫu da tại vị trí bị viêm để nuôi cây trong môi trường đặc biệt. Qua đó xác định được loại vi khuẩn gây viêm nhiễm và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
- Tiến hành soi nấm
Trường hợp nghi ngờ viêm nang lông do nấm thì sẽ thực hiện soi nấm. Để thực hiện bác sĩ sẽ lấy mẫu từ nốt viêm đem phét với dung dịch KOH hoặc nước muối sinh lý. Sau đó đem soi dưới kính hiển vi để xác định có nấm gây bệnh hay không.
Các phương pháp điều trị viêm nang lông
Sau khi đã chẩn đoán được nguyên nhân, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể để chỉ định các phương pháp điều trị như:
- Chữa viêm nang lông bằng thuốc
Với những trường hợp viêm nhiễm nhẹ có thể sử dụng thuốc để điều trị. Các loại thuốc này có tác dụng giảm viêm đỏ, sát khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm. Thuốc bao gồm dạng uống và dạng bôi, có thể kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên bạn không được tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì bạn cần phải thăm khám sau đó sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
>>>>>Xem thêm: Nhiễm trùng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Điều trị viêm nhiễm nang lông bằng liệu pháp ánh sáng
Phương pháp này sử dụng ánh sáng xung cường độ cao để tác động trực tiếp lên vị trí viêm. Quá trình trị liệu, năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng nhiệt tác động đến lớp hạ bì, không làm tổn thương vùng thượng bì. Nhờ vậy mà không làm ảnh hưởng đến vùng da xung quanh trong quá trình trị liệu.
Ưu điểm của phương pháp này là điều trị chính xác, không xâm lấn, không đau đớn. Quá trình điều trị không gây khô da, độ an toàn và hiệu quả đã được FDA chứng nhận. Bạn cũng có thể áp dụng điều trị cho viêm nang lông toàn thân.
- Điều trị viêm nhiễm nang lông bằng laser
Với cách này bác sĩ sẽ dùng ánh sáng xung với cường độ cao tác động vào vị trí viêm nhiễm. Qua đó làm giảm đi tình trạng viêm, giúp thu nhỏ lại các nang lông, cải thiện tình trạng xù xì ở làn da của bạn.
Đồng thời điều trị bằng laser còn kích thích tăng sinh collagen. Nhờ đó giúp làn da của bạn sáng mịn và tươi trẻ hơn.
Tùy thuộc vào từng tình trạng da mà thời gian điều trị viêm nhiễm nang lông ở mỗi người sẽ khác nhau. Cần kết hợp với chăm sóc và điều trị dự phòng để tránh tình trạng viêm nang lông tái phát trong tương lai. Bạn có thể duy trì thói quen triệt lông, tẩy tế bào chết hàng ngày và chăm sóc da sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Điều quan trọng nhất là bạn cần tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả nhất. Và Dr.thaiha sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm nang lông của mình cũng như tìm ra phương án điều trị chuẩn y khoa.
Hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu của viêm nang lông. Khi gặp phải tình trạng này bạn hãy chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất. Trân trọng!