Bệnh thuỷ đậu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh thuỷ đậu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Rate this post

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh lý nguy hiểm cho cả sức khỏe và mặt thẩm mỹ. Nếu không được điều trị đúng cách bệnh gây nhiễm khuẩn da để lại các sẹo lớn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi thủy đậu, viêm khớp tràn dịch,…. Để hiểu rõ hơn bạn hãy tham khảo nội dung được các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh thuỷ đậu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thủy đậu là bệnh gì?

Đây là bệnh lý truyền nhiễm lành tính còn có tên gọi khác là bệnh trái rạ. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua các dịch tiết hoặc giọt bắn đường hô hấp khi nói chuyện, hắt hơi. Một số trường hợp lây gián tiếp khi dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng.

Thủy đậu do virus Varicella Zoster xâm nhập vào cơ thể gây nên. Chúng thường tiến hành nhân số lượng ở niêm mạc đường hô hấp trên và các tế bào biểu mô. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 – 21 ngày sau đó xuất hiện các nốt mụn nước trên nền ban đỏ rồi nhanh chóng lan dần ra khắp cơ thể.

Thủy đậu có thể xảy ra ở bất kỳ ai tuy nhiên trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lớn nhất. Thẹo thống kê có khoảng 90% trẻ em từ 1 – 14 tuổi bị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên những năm gần đây con số này đã giảm đi do số lượng trẻ được tiêm vắc xin phòng thủy đậu đã nhiều hơn.

Bệnh thuỷ đậu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nguyên nhân mắc bệnh thủy đậu

Như vừa đề cập ở trên, nguyên nhân gây nên bệnh lý này là bởi virus Varicella Zoster. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh.

Loại virus này thường bùng phát mạnh vào thời điểm đông xuân. Chúng lây lan nhanh trong cộng đồng nên thường những người mắc bệnh sẽ phải cách ly từ 5 – 7 ngày.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan trực tiếp qua đường hô hấp như ho khan, hắt xì. Hoặc lây truyền gián tiếp khi tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước.

Virus gây bệnh xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên gồm miệng, hầu họng. Hoặc đôi khi là từ đường tiêu hóa, kết mạc mắt nhưng đường này khá hiếm gặp.

Virus gây bệnh có khả năng lây lan nhanh cho người xung quanh trong 1 – 2 ngày trước khi người bệnh xuất hiện mụn nước. Loại virus này chỉ ngừng lây khi các mụn nước đã đóng vảy. 

Các dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Các dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu sẽ khác nhau theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Ở giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh là khoảng 10 – 14 ngày, thời điểm này người bệnh hầu như không có dấu hiệu gì đặc biệt. Vì vậy mà bạn sẽ khó có thể phát hiện được mình đã nhiễm bệnh. 

  • Ở giai đoạn khởi phát

Lúc này người bệnh đã xuất hiện các triệu chứng, chẳng hạn như cơ thể mệt mỏi, đau đầu. Toàn thân có cảm giác đau nhức, nổi hạch ở sau tai, bị phát ban đỏ, sốt nhẹ….

  • Ở giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn bệnh thủy đậu có các triệu chứng rõ ràng nhất. Trên nền các nốt ban đỏ xuất hiện các mụn nước lan khắp toàn thân. Người bệnh bị sốt, mụn nước ở vùng đầu, lan dần xuống thân, chân, tay.

Một vài trường hợp, cá nốt mẩn đỏ nhỏ xuất hiện (khá hiếm gặp). Những nốt mụn nước có quầng đỏ xung quanh và khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

  • Ở giai đoạn phục hồi

Sau khoảng 7 – 10 ngày các nốt mụn nước bị vỡ và dần khô lại rồi đóng vảy, lớp da non mới cũng được hình thành. Dịch mụn nước chuyển dần từ màu trong suốt sang màu vàng và khô dần. Chúng đóng vảy tiết khoảng 4 – 5 ngày sau đó bạn dần dần khỏi bệnh.

Thông thường quá trình vảy tiết lành sẽ mất khoảng 1 – 3 tuần và bong đi. Lúc này sẽ để lại các dát màu hồng và có thể bị lõm xuống còn được gọi là sẹo lõm. Cũng có những trường hợp các vết này lồi lên hình thành những vết sẹo lồi sau khi khỏi bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Trước đây thủy đậu được xem là bệnh đậu mùa nhẹ. Nhưng những năm gần đầy các biến chứng của bệnh lý này rất nghiêm trọng nhất là khi người mắc phải không được chăm sóc y tế. Nguy cơ lây lan thành dịch bệnh là rất cao.

Chính vì vậy nếu mắc thủy đậu bạn không được phép chủ quan. Những biến chứng của bệnh có thể kể đến như:

  • Bệnh thủy đậu gây nhiễm khuẩn da, mô mềm và có thể dẫn đến nhiễm khuẩn máu. Bởi các nốt mụn khi vỡ gây ngứa ngáy khó chịu nên nhiều người có hành động gãi. Điều này làm cho vết thương chảy máu bên trong dẫn đến nhiễm trùng.
  • Để lại sẹo khi bạn không chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ và kiêng khem đúng cách khi mắc bệnh. Các loại sẹo thường gặp do mắc thủy đậu như sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo thâm. Những vết sẹo này gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng tâm lý về sau.
  • Bệnh gây biến chứng viêm não, viêm phổi, viêm thận, viêm cầu thận, viêm khớp tràn dịch. Đây là các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nếu như không được can thiệp kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Cắt tuyến mồ hôi nách có đau không? Có nên cắt không?

Bệnh thuỷ đậu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Cách điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh thủy đậu bác sĩ sẽ thông qua các triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh, soi tìm virus, phân lập virus,… Khi đã chẩn đoán được chính xác bệnh tùy thuộc vào từng tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc như: 

  • Thuốc chống virus, cải thiện tình trạng bệnh.
  • Thuốc giảm đau để làm giảm tình trạng đau nhức, nhất là tại vùng miệng.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp bị sốt cao trên 38.5 độ.
  • Một số loại thuốc bôi tại chỗ để chống bội nhiễm da ở vùng có mụn nước bị vỡ.
  • Các loại thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Tùy thuộc theo mức độ bệnh mà thời gian dùng thuốc cũng sẽ khác nhau ở mỗi người. Điều quan trọng là người bệnh cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất.

Trong trường hợp khỏi bệnh nhưng để lại sẹo làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin thì nên chủ động thăm khám và điều trị sẹo. Với công nghệ thẩm mỹ hiện đại, phát triển như ngày nay thì trị sẹo thủy đậu là hoàn toàn có thể. 

Một vài phương pháp trị sẹo hiện đại bạn có thể tham khảo như: Cắt loại bỏ sẹo, mài mòn da vi điểm, sử dụng chất làm đầy mô, lăn kim vi điểm, ghép da, lột da bằng hóa chất hay sử dụng laser,… Chỉ cần bạn lựa chọn cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám, trị liệu chắc chắn hiệu quả đạt được sẽ rất tích cực.

Một vài lưu ý khi điều trị thủy đậu mà bạn cần nắm chắc

Điều trị thủy đậu không khó, chỉ cần bạn chú ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ nhanh chóng đạt được hiệu quả. Tuy nhiên muốn quá trình phục hồi được nhanh, hạn chế tình trạng sẹo sau thủy đậu thì người bệnh cần nắm được những điều sau:

Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của người bệnh. Do đó mắc thủy đậu bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chú ý tắm sạch sẽ và vệ sinh quần áo, chân tay mỗi ngày.
  • Cắt móng tay để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát nhất là khi bạn gãi do không chịu được ngứa ngáy.
  • Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, làm sạch tai, mũi họng, đảm bảo da luôn khô sạch.
  • Phòng bệnh phải đảm bảo thoáng khí và tránh gió lùa.
  • Chỉ quay lại làm việc, học tập khi các tổn thương đã đóng vảy hoàn toàn.

Bệnh thuỷ đậu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Môi bị nổi hạt: Nguyên nhân và cách điều trị

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thủy đậu

Đối với người mắc bệnh thủy đậu chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Nếu kiêng khem, ăn uống đúng cách thì quá trình phục hồi sẽ rất nhanh. 

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết người bị thủy đậu nên ưu tiên các thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Chẳng hạn như cháo đậu xanh, cháo gạo lứt, măng tây, các loại đậu đỏ, đậu xanh,… 

Ngoài ra cần tăng cường vitamin C để cải thiện sức đề kháng, chống nhiễm trùng. Đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh quá trình sản sinh collagen và hạn chế nguy cơ để lại sẹo.

Đặc biệt khi bị bệnh thủy đậu bạn cần tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ hay thực phẩm cay nóng. Ví dụ như gừng, hành, tỏi, ớt, hạt tiêu, mù tạt, cari,… Bên cạnh đó cũng cần hạn chế các loại thịt quá nhiều đạm như thịt gà, ngỗng, lươn, thịt dê,…

Dr.thaiha hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu. Nếu bạn đang có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh hãy nhanh chóng thăm khám để được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị phù hợp. Qua đó tránh được các biến chứng không hay xảy ra, bảo vệ sức khỏe mình và người thân được tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5