Bệnh lở miệng xuất hiện kèm theo dấu hiệu đau miệng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Dấu hiệu đặc trưng là niêm mạc miệng bị loét gây ra tổn thương bên trong hoặc bên ngoài khoang miệng. Lở miệng có thể tự khỏi nhưng có khả năng tái phát rất cao. Do đó, cần hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị bệnh để tránh những ảnh hưởng do lở miệng gây ra.
Bạn đang đọc: Bệnh lở miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Contents
Bệnh lở miệng là gì?
Bệnh lở miệng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như loét miệng, nhiệt miệng. Đây là bệnh lành tính nhưng lại khiến cho chúng ta đứng ngồi không yên. Bởi lẽ, tình trạng lở miệng sẽ gây đau đớn, làm ảnh hưởng đến việc giao tiếp và ăn uống hàng ngày.
Lở loét miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng. Bệnh có thể xảy ra ở bên trong hoặc bên ngoài khoang miệng. Phổ biến nhất là loét niêm mạc bên trong khoang miệng, được gây ra bởi tình trạng viêm nhiễm miệng trước đó.
Chứng lở miệng có thể ảnh hưởng đến nhiều độ tuổi và không có sự phân biệt về giới tính. Trong đó, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị loét miệng, làm cho trẻ bỏ bú, bỏ ăn và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết lở miệng là gì?
Không khó để chúng ta có thể nhận biết mình bị mắc bệnh lở miệng. Bởi bệnh gây ra các dấu hiệu cơ năng rõ ràng. Đó là tình trạng đau nhức, khó chịu xảy ra trong khoang miệng. Số lượng và kích thước các tổn thương ở miệng càng nhiều thì tình trạng đau nhức, khó chịu sẽ càng phức tạp.
Người bị bệnh lở miệng sẽ bị đau nhiều mỗi khi ăn uống. Nhất là khi ăn đồ có vị mặn, chua hoặc cay thì tình trạng đau sẽ gia tăng.
Bên cạnh đó, khi bị lở miệng chúng ta cũng có thể dễ dàng quan sát thấy các tổn thương ở bên trong hoặc bên ngoài khoang miệng. Đặc điểm nhận diện là việc xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc vết sưng phát triển thành vết lở, loét.
Tổn thương miệng có thể được tìm thấy ở những vị trí sau:
- Mặt trong của má và môi
- Lưỡi hoặc cuống lưỡi.
- Nướu trên hoặc nướu dưới.
Đặc điểm của các vết lở miệng chính là có kích thước phát triển lớn dần, có tổn thương sẽ to bằng đầu đũa. Tổn thương niêm mạc có hình tròn hay bầu dục, trung tâm có màu trắng hoặc ngà vàng. Vùng bị lở loét sâu hơn bề mặt da xung quanh nhưng không kèm theo sưng.
Sau khoảng 1 tuần, các vết ở loét niêm mạc miệng sẽ dần dần thu nhỏ và chuyển sang màu xám. Lúc này, bệnh lở miệng cũng sẽ từ từ biến mất.
Các dấu hiệu đi kèm tình trạng loét miệng thường đa dạng. Bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, cáu gắt thường xuyên, chuột rút, da xanh xao, sụt cân hoặc sưng hạch bạch huyết…
Nguyên nhân gây bệnh lở miệng là gì?
Người có sức đề kháng kém thường dễ bị lở loét miệng hoặc tái phát tình trạng lở miệng chỉ trong một thời gian ngắn. Có nhiều người cho rằng lở miệng xảy ra là do cơ thể bị nóng trong. Tuy nhiên, hiện chưa có đủ căn cứ để chứng minh điều này.
Tìm hiểu thêm: Sẹo lõm thủy đậu có chữa được không? Cách điều trị hiệu quả
Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng bệnh lở miệng. Qua theo dõi bệnh nhân điều trị đã tìm ra một số các yếu tố nguy cơ sau:
- Cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, hấp thụ dinh dưỡng kém.
- Ảnh hưởng từ việc chăm sóc sức khỏe răng miệng không khoa học.
- Các bệnh xảy ra ở khoang miệng, như viêm chân răng, viêm lợi.
- Môi trường sống và sinh hoạt không đảm bảo cũng gây tình trạng lở miệng…
Bệnh lở miệng có nguy hiểm không?
Bệnh lở miệng hầu như không nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần xuất hiện dù cho bạn không điều trị y khoa. Thế nhưng, nếu như chúng ta không kiểm soát tốt các dấu hiệu bệnh lý thì bệnh cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống.
- Bệnh lở miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp hàng ngày. Khiến cho người bệnh cảm thấy thiếu tự tin vì những cơn đau và tình trạng hôi miệng.
- Bệnh loét miệng làm cho bạn gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về khoang miệng.
- Khi bị nhiệt miệng, lở miệng bạn sẽ sợ ăn uống. Bởi lẽ khi thức ăn tiếp xúc với tổn thương lở loét trong khoang miệng sẽ gây đau đớn khó chịu.
- Bên cạnh đó, lở miệng còn làm tăng nguy cơ lây lan bệnh tật. Bao gồm cả bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ tình dục bằng miệng…
Tuy nhiên, trên thực tế thì có khá nhiều tình trạng bệnh có các triệu chứng gần giống với nhiệt miệng. Do đó, cần có chuẩn đoán phân biệt lở miệng với các bệnh khác như bao bệnh giardiasis, bệnh crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích… để điều trị một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Điều trị bệnh lở miệng như thế nào?
Các chuyên gia cho biết, lở miệng thường diễn biến theo đợt và sẽ tự khỏi dù cho không tác động y khoa. Tuy nhiên, nếu thăm khám thì bạn sẽ có thể điều trị bệnh nhanh chóng hơn, tránh khỏi những ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn nhằm tiêu diệt các tác nhân gây loét ở miệng. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được bác sĩ gợi ý bổ sung các loại vitamin nhóm B như B12 hoặc axit folic tối thiểu trong 3 tháng để giúp ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Viêm tuyến mồ hôi mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị lở miệng, người bệnh cần làm tốt những điều được gợi ý sau:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn và luôn chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày.
- Không ăn thức ăn rắn cứng bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến các vết loét.
- Không ăn đồ ăn mặn, cay, nóng và cả những thực phẩm có vị chua để tránh bị đau.
- Không quan hệ tình dục bằng miệng khi đang điều trị bệnh lở miệng.
- Thăm khám các vấn đề sức khỏe liên quan để kiểm soát bệnh hiệu quả…
Dr.thaiha mong rằng những chia sẻ trong bài viết đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng lở miệng. Nếu khoang miệng của bạn đang có tổn thương viêm loét làm ảnh hưởng đến cuộc sống, hãy liên hệ đặt hẹn thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám để nhận được hỗ trợ điều trị nhanh chóng nhất.