Độ pH của da là gì? Bao nhiêu là tốt nhất cho da

Rate this post

Độ pH là tiêu chí giúp chúng ta đánh giá da của khoẻ mạnh hay không. Độ pH lý tưởng nhất cho da sẽ nằm trong khoảng từ 4,7 đến 5,75. Thế nhưng, độ pH của da có thể bị thay đổi bởi nhiều các nguyên nhân, trong đó có cách chăm sóc da hàng ngày của bạn. Và trên thực tế thì không phải ai cũng ý thức độ mức độ quan trọng của độ pH đối với làn da dẫn đến việc chăm sóc da không hoặc kém hiệu quả.

Bạn đang đọc: Độ pH của da là gì? Bao nhiêu là tốt nhất cho da

Độ Ph là gì?

Độ pH nói chung là một thang điểm từ 0-14 dùng để đánh giá tính axit hay tính kiềm. Và có lẽ trong chúng ta ai cũng đã từng nghe nhắc đến độ pH trong các tiết hoá học khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Độ pH = 7 được xem là trung tình. Trong khi đó, độ pH >7 sẽ thể hiện tính kiềm và độ Ph

Độ pH của da là gì? Bao nhiêu là tốt nhất cho da

Độ pH của da là gì?

Nhắc đến một làn da đẹp, chúng ta thường chỉ quan tâm đến sắc tố da, độ ẩm và tính đàn hồi của da. Tuy nhiên, điều này sẽ chưa đủ để bạn sở hữu một làn da đẹp. Bởi một da làn da đẹp phải đảm bảo trẻ và khoẻ. Và các chỉ số về độ pH sẽ quyết định điều này.

Độ pH của da cũng được đo theo thường có tính axit, có giá trị pH khác nhau từ 4,7 đến 5,75. Với chỉ số này thì độ pH sẽ giúp kiểm soát tốt sự hiện diện của hệ vi sinh vật trên da. Đồng thời, độ pH được duy trì ổn định cũng sẽ tốt cho quá trình sinh lý quan trọng như hình thành cấu trúc tối ưu của hàng rào lipid và cân bằng nội môi, ngăn chặn các gốc tự do.

Khi độ pH của da được ổn định thì bạn có thể yên tâm rằng làn da của mình sẽ khoẻ mạnh và không bị lão hoá sớm. Thế nhưng, trên thực tế thì độ pH của da lại có thể bị thay đổi nhanh chóng. Và chính vì không kiểm soát được các yếu tố tác động đã khiến cho việc chăm sóc da của chúng ta gặp khó khăn.

Các yếu tố tác động đến độ pH của da mà bạn cần chú ý

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mỗi người sẽ sở hữu một làn da khác nhau với các đặc điểm và độ pH cũng khác nhau. Trên cùng một cơ thể, độ pH của da cũng có thể “nhảy múa” liên tục. Phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Các vùng da khác nhau trên cơ thể

Độ pH ở mỗi vùng da sẽ có sự thay đổi. Mức lý tưởng nhất sẽ là 4,7 đến 5,75. Tuy nhiên, với da tay thì độ pH có thể cao hơn do tay thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài môi trường. Điều này khiến da da tay dễ bị khô và kích ứng.

Độ pH ở vùng nách thường khoảng 6,5. Điều này cho thấy tính axit ở nách bị giảm và đây chính là điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn tấn công hai bên nách của bạn. Lý giải tạo sao bạn lại có hiện tượng mùi cơ thể, mùi hôi nách.

Hay như độ pH ở cơ quan sinh dục cũng thường cao trong khoảng 6,5. Tình trạng này cũng có thể làm cho dễ bị nhiễm khuẩn, tạo ra mùi hôi hôi khó chịu ở vùng kín của chị em phụ nữ.

Nước ảnh hưởng đến độ pH của da

Nước có giá trị pH là 7. Do đó, khi da có tiếp xúc với nước thì nó có thể làm tăng độ pH của da. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng nước để rửa mặt thì sẽ khó có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng da. Nhưng ngược lại nếu bạn dùng sữa rửa mặt có độ pH quá cao, khả năng tẩy rửa mạnh thì có thể khiến da bị khô, bong tróc mạnh mẽ.

Tuổi tác khiến cho độ pH của da bị thay đổi

Độ pH của da khi bạn trẻ tuổi và khi bạn già sẽ có sự khác biệt tương đối lớn. Giá trị pH trung bình của da trong ngày đầu tiên của cuộc đời (trẻ sơ sinh) là 7,08. Trong khi đó, độ pH da của người trưởng thành sẽ trung bình là 5,7. Điều này lý giải tại sao làn da của em bé thì luôn luôn mềm mịn tự nhiên. Trong khi đó càng lớn tuổi thì da của chúng ta sẽ ngày một xấu và già đi.

Tìm hiểu thêm: Da cháy nắng và cách chăm sóc để da phục hồi hiệu quả nhất

Độ pH của da là gì? Bao nhiêu là tốt nhất cho da

Các sản phẩm chăm sóc da dùng hàng ngày

Độ pH của da có thể bị thay đổi nhanh chóng khi bạn có tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da. Ví dụ như khi bạn sử dụng xà phòng để vệ sinh da tay hoặc tắm thì độ pH của da có thể tăng lên 3 chỉ số.

Hay như bạn sử dụng sữa rửa mặt có tính sát khuẩn mạnh, tạo quá nhiều bọt thì cũng sẽ làm cho độ pH của da tăng cao. Cảm giác da được làm sạch sâu nhưng sẽ khiến da bị khô căng sau khi rửa mặt.

Trong khi đó, nếu bạn sử dụng sữa rửa mặt có độ pH nằm trong khoảng 5 thì làn da sẽ được cân bằng. Không mang lại cảm giác khô rát khó chịu. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi sự mất cân bằng độ pH này chỉ là tạm thời, ít gây ảnh hưởng đến da.

Các yếu tố tác động làm thay đổi độ pH của da khác

  • Tình trạng da như da khô, da dầu mụn hay da nhạy cảm.
  • Ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm nguồn nước và bụi mịn.
  • Thay đổi khí hậu và độ ẩm do thời tiết và khu vực sinh sống.
  • Tác động của ánh nắng mặt trời lên bề mặt da.
  • Các bệnh lý da liễu như chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng…

Cách xác định độ pH của da

Trên thực tế thì không phải ai cũng ý thức được tầm quan trọng của độ pH với làn da. Chính điều này dẫn đến việc chăm sóc da gặp nhiều khó khăn, không đạt hiệu quả như mong đợi. Vậy bạn đã biết cách tự xác định độ pH cho da của mình hay chưa.

Cách đơn giản nhất là sử dụng quỳ tím. Sự thay đổi màu sắc của giấy quỳ tím sẽ phần nào giúp bạn nắm bắt được độ pH của làn da của mình. Tuy nhiên, cách làm này có thể không chính xác, tuỳ theo thời điểm bạn lựa chọn test là khi nào và ở vùng da nào.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định độ pH của da bằng cảm quan. Sau khi rửa sạch mặt với sữa rửa mặt, sau khoảng 15 phút, nếu bạn cảm thấy da của mình không bị khô và mềm mịn thì đây da đang có độ pH lý tưởng và độ pH đang được cân bằng. Ngược lại, nếu như da của bạn bị mẩn đỏ, bị kích ứng và khô thì độ pH sẽ nghiêng về tính kiềm nhiều hơn.

Và cách tốt nhất để xác định được độ pH của da chính là tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Bác sĩ da liễu có thể cung cấp cho bạn các xét nghiệm về da. Đồng thời, bác sĩ có thể tư vấn giúp bạn những mỹ phẩm và các dịch vụ chăm sóc da phù hợp để nhằm cân bằng độ pH và giúp làn da trẻ khoẻ hơn mỗi ngày.

Độ pH của da là gì? Bao nhiêu là tốt nhất cho da

>>>>>Xem thêm: Da khô chảy xệ: Nguyên nhân, nhận biết và cách khắc phục

Cách giúp da luôn có độ pH ổn định

Trên thực tế thì việc cân bằng độ pH cho da không hề khó. Bạn có thể làm điều này chỉ với quy trình chăm sóc da khoa học của mình.

Dr.thaiha xin đưa ra một số hướng dẫn sau:

  • Trước hết hãy lựa chọn cho mình những sản phẩm chăm sóc da phù hợp với tình trạng da liễu hiện tại. Bao gồm sữa rửa mặt, toner (nước hoa hồng) tẩy da chết, dưỡng ẩm có các thành phần lành tính và an toàn với da.
  • Tiếp theo là bạn chỉ nên rửa mặt với sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày, mỗi lần rửa sẽ không quá 1 phút. Nên dùng nước mát, ẩm để rửa mặt thay vì nước nóng để giúp cân bằng độ pH cho da.
  • Sau khi rửa mặt, bạn nên vỗ toner ngay. Bởi toner có thể giúp làn da của bạn trung hòa những chất có độ kiềm gây hại cho da và làm tối ưu hóa độ pH của da. Bạn sẽ nhận thấy da của mình dịu nhẹ ngay tức thì.
  • Tẩy tế bào chết đều đặn cho da 2 lần mỗi tuần. Bởi độ pH của da không chỉ ảnh hưởng đến hàng rào cân bằng nội môi mà còn ảnh hưởng đến tính toàn vẹn, tính liên kết và sự bong tróc của lớp sừng.
  • Dưỡng ẩm cho da một cách tích cực hơn. Tuy nhiên, cần lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có thiết kế phù hợp với tình trạng da hoặc mỗi vùng da trên cơ thể. Bên cạnh đó có thể bạn sẽ phải đầu tư dưỡng ẩm theo mùa.
  • Cuối cùng bạn sẽ cần bảo vệ da trước tác động từ môi trường như khói bụi và ánh n nắng để có thể duy trì ổn định độ pH của da…

Dr.thaiha sẽ giúp bạn kiểm tra, đánh giá tình trạng da và tìm cách cân bằng độ pH một cách tự nhiên nhất. Nếu bạn cần được hỗ trợ, hãy chủ động liên hệ với phòng khám để đặt hẹn cùng bác sĩ chuyên khoa ngay nhé. Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5