Mụn trứng cá bọc ở mũi và cách xử lý dứt điểm mụn

Rate this post

Mụn trứng cá bọc ở mũi gây sưng đau và khiến cho bệnh nhân không khỏi khó chịu. Việc tự ý nặn mụn không được khuyến khích do nguy cơ bị viêm dẫn đến sẹo xấu là rất cao. Với tình trạng mụn bạn có thể điều trị tại chỗ bằng các hoạt chất không cần bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, vẫn cần phải thăm khám để có được hướng dẫn xử lý mụn trứng cá ở mũi an toàn và hiệu quả nhất.

Bạn đang đọc: Mụn trứng cá bọc ở mũi và cách xử lý dứt điểm mụn

Mụn bọc ở mũi là như thế nào?

Mụn trứng cá bọc ở mũi còn được biết đến là mụn trứng cá ung. Đây là một dạng trứng cá viêm khá nặng với kích thước lớn và khả năng gây sưng đau kéo dài. Bên cạnh đó, mụn trứng cá ở mũi còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc sâu của da, tăng nguy cơ bị sẹo ở vị trí nổi mụn.

Các đặc điểm nhận dạng mụn trứng cá bọc ở mũi gồm:

  • Mụn bọc có thể xuất hiện ở vùng sống mũi, cánh mũi, đầu mũi hoặc mụn trứng cá trong mũi. Trong đó phổ biến nhất là mụn trứng cá ung ở mũi xuất hiện ở phần chóp mũi. 
  • Thường thì số lượng mụn bọc sẽ không nhiều, khoảng 1-2 cái. Bao quanh mụn là một quầng viêm màu đỏ, trung tâm mụn có màu trắng, ngà vàng.
  • Mụn trứng cá viêm khiến cho mũi bị sưng to, tấy đỏ và kèm theo cảm giác đau nhức khi chạm vào.
  • Mụn trứng cá có đầu kín nhưng bên trong lại chứa nhiều dịch mủ. Mụn già sẽ bị vỡ tự nhiên và gây tổn thương hở.
  • Kích thước mụn trứng cá ở mũi sẽ gia tăng theo thời gian, các dấu hiệu cơ năng cũng từ đó trở nên trầm trọng hơn.

Mụn trứng cá bọc ở mũi và cách xử lý dứt điểm mụn

Mụn trứng cá bọc ở mũi có nguy hiểm không?

Nếu xét về mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ thì mụn trứng cá ở mũi không nguy hiểm. Bởi bệnh lý trứng cá nói chung rất lành tính, không có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tuy nhiên, tình trạng mụn trứng cá ung ở mũi lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khi khiến cho mũi bị sưng viêm. Bên cạnh đó, nốt mụn còn gây sưng đau kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Không dừng lại ở đó, mụn trứng cá bọc ở mũi còn ảnh hưởng đến cấu trúc sâu của da. Nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh nhân có thể sẽ bị sẹo ở mũi với kích thước lớn. Nhẹ hơn là tình trạng thâm sau khi điều trị mụn. Do đó, cần chủ động trong thăm khám và điều trị tình trạng mụn trứng cá ở mũi.

Điều trị mụn trứng cá bọc ở mũi như thế nào?

Trước hết cần xác định nguyên nhân khiến cho mũi của bạn nổi mụn là gì. Đó có thể do di truyền, rối loạn nội tiết, chăm sóc da không khoa học, sinh hoạt không điều độ, chế độ ăn uống không đảm bảo… Trong đó, rối loạn nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mụn trứng cá ung ở mũi, mụn bọc ở má, mụn bọc ở hàm và cằm.

Để điều trị mụn hiệu quả, bệnh nhân cần có chẩn đoán chính xác về mức độ mụn. Thăm khám tại cơ ở y tế chuyên khoa sẽ là lựa chọn giúp bạn điều trị mụn một cách an toàn và hiệu quả nhất. Và việc thăm khám cần được thực hiện khẩn trương, ngay khi phát hiện sự xuất hiện của mụn trứng cá để tối ưu kết quả điều trị.

Các giải pháp điều trị mụn trứng cá bọc ở mũi được hướng đến chủ yếu là chăm sóc da khoa học, thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày để làm thuyên giảm mụn tự nhiên. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân điều trị tại chỗ với các sản phẩm bôi thoa ngoài da. Các hoạt chất điều trị mụn sẽ được lựa chọn tùy theo tình trạng mụn nặng hay nhẹ.

Tretinoin (Retin A), Adapalene (Differin)

Hoạt chất điều trị tại chỗ có khả năng làm bong vảy sừng ở nang lông và cải thiện sắc tố da và mang đến tác dụng kháng viêm tự nhiên. Lựa chọn tốt để điều trị mụn trứng cá bọc ở mũi tại nhà, hiệu quả sau 6-8 tuần.

Thuốc được bôi với lớp mỏng và thường được dùng vào buổi tối. Cần bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời để tránh hoạt chất bị phân huỷ và giảm tác dụng hoặc gây kích ứng da. Có thể sử dụng Tretinoin (Retin A) cùng với benzoyl peroxid để tăng hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp: mụn trứng cá không nặn có hết không? 

Mụn trứng cá bọc ở mũi và cách xử lý dứt điểm mụn

Kháng sinh tại chỗ điều trị mụn trứng cá bọc ở mũi

Bao gồm kháng sinh Erythromycin, Clindamycin được bôi thoa ngoài da. Tác dụng là giảm giảm số lượng P.acnes và tỉ lệ % acid béo tự do để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn gây mụn. Tốt nhất là sử dụng kết hợp với retinoids/benzoyl peroxide.

Lưu ý là kháng sinh điều trị mụn trứng cá sẽ cho tác dụng chậm nên sẽ phải điều trị kéo dài. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả nhất.

Điều trị mụn trứng cá ở mũi với benzoyl peroxide

Benzoyl peroxide có tác dụng chống P.acnes. Khi kết hợp với kháng sinh tại chỗ làm giảm sự kháng kháng sinh của vi khuẩn P. acnes.  Tác dụng lên các nang trứng cá, làm giảm tỉ lệ acid béo tự do

Tác dụng phụ khi sử dụng benzoyl peroxide điều trị mụn trứng cá bọc ở mũi là gây kích ứng da và tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc dị ứng. Thận trong với quần áo màu bởi thuốc có khả năng làm phai màu quần áo và cả tóc khi vô tình dính phải.

Azelaic Acid điều trị mụn trứng cá hiệu quả

Hoạt chất điều trị mụn có tác dụng chống vi khuẩn P.acnes và làm bình thường hóa quá trình sừng hóa. Có hiệu quả tốt nhất khi sử dụng cùng với các thuốc tại chỗ khác và rất ít gây tác dụng phụ. Azelaic Acid được dùng mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, cần thận trọng với người trẻ tuổi vì có thể tăng nguy cơ giảm sắc tố da.

Nếu các điều trị tại chỗ không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị toàn thân. Điều trị toàn thân với thuốc uống cần được thực hiện theo đúng hướng dẫn y khoa để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và không khiến cho mụn nặng hơn.

Xử lý mụn trứng cá ở mũi bằng cách nặn mụn

Với tình trạng mụn trứng cá bọc ở mũi, việc xử lý nhân mụn cũng được quan tâm. Bởi nếu để cho trứng cá phát triển và vỡ tự nhiên thì sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ lây lan mụn và gây loét da. Do đó, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ bệnh nhân nặn mụn một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Thao tác nặn mụn sẽ tác động cơ học lên xung quanh tổn thương mụn. Từ đó, nhân mụn sẽ được loại bỏ và mụn bọc ở mũi sẽ được làm xẹp một cách nhanh chóng.

Mụn trứng cá bọc ở mũi và cách xử lý dứt điểm mụn

>>>>>Xem thêm: Mụn lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu cách điều trị

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả thì chỉ nên xử lý mụn trứng cá ở mũi với các tổn thương mụn đã “già” (mụn kích thước lớn và nhân mụn đã được đẩy lên trên cao so với bề mặt da). Tránh nặn mụn khi còn “non” để không làm ảnh hưởng đến cấu trúc da. Cũng không nên tự ý nặn mụn tại nhà, bằng các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để không gây viêm da.

  • Mụn trứng cá bọc ở mũi cũng có thể được kiểm soát bằng các việc làm thiết thực sau:
  • Không sờ nắn vùng da bị mụn, tránh tác động ngoại lực hoặc ma sát thường xuyên.
  • Rửa mặt 2 lần/ ngày vào sáng và tối, kết hợp với tẩy trang để làm sạch da mỗi ngày.
  • Thực hiện tẩy tế bào chết cho da định kỳ 2 lần/ tuần để giảm sừng hóa nang lông.
  • Uống nhiều nước, tránh sử dụng rượu bia và đồ uống có chất kích thích.
  • Tránh ăn đồ cay nóng, tránh sử dụng đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Tránh thức khuya, dậy sớm. Nên đi ngủ trước 10h và đảm bảo có giấc ngủ sâu.
  • Sử dụng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da khỏi tia UV và ánh sáng xanh…

Theo Dr.thaiha, điều trị mụn trứng cá bọc ở mũi tại nhà cũng có thể mang lại hiệu quả nhưng sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Chính vì thế, nếu bạn đang gặp khó khăn trong điều trị trứng cá bọc nói riêng và các dạng trứng cá khác, hãy lựa chọn các phác đồ điều trị chuẩn y khoa do Dr.thaiha cung cấp. Tin chắc rằng bạn sẽ sớm bye bye mụn và từ đó tìm lại cho mình làn da đẹp cũng như sự tự tin và hạnh phúc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5