Mụn trứng cá ở cằm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, các vấn đề về nội tiết tố được nhắc đến nhiều nhất. Loại mụn này cần được điều trị nhằm tránh những tổn thương da, giảm thiểu nguy cơ thâm và sẹo mụn. Mọi người nên chủ động điều trị mụn cằm sớm, tránh để mụn tự khỏi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Mụn trứng cá ở cằm do đâu? Có tự khỏi không?
Contents
Nhận diện mụn trứng cá ở cằm
Mụn trứng cá có thể mọc ở khắp mọi nơi trên cơ thể. Tuy nhiên, mụn sẽ tập trung ở những vùng có hoạt động bài tiết bã nhờn mạnh mẽ. Và một trong những vị trí “yêu thích” của mụn chính là vùng cằm.
Mụn trứng cá ở cằm dễ gặp và đây được xem là tình trạng da liễu thông thường, lành tính. Mụn xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau và nguy cơ tái phát rất cao. Trong đó, độ tuổi dậy thì và thời kỳ mang thai rất dễ bị nổi mụn trứng cá ở dưới cằm và cả hai bên cằm, hàm.
Chúng ta có thể nhận diện mụn trứng cá ở cằm thông qua các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Vị trí nổi mụn: Toàn bộ vùng cằm. Tập trung ở vùng dưới môi và cằm nhọn, khu vực xung quanh viền cằm, xương quai hàm.
- Loại mụn thường gặp: Bao gồm cả tình trạng mụn không viêm như mụn cám li ti, mụn đầu đen có nhân cứng và mụn trứng cá viêm đa phần là mụn bọc.
- Dấu hiệu viêm da: Mụn trứng cá ở cằm thường gây sưng tấy. Tổn thương da thường có sự tập trung gây ra cảm giác khó chịu.
- Dấu hiệu cơ năng: Đa phần là tình trạng đau nhức ở vị trí cằm bị mụn trứng cá. Đôi khi có thể xuất hiện cảm giác ngứa ngáy…
Với tình trạng cằm nổi mụn trứng cá, các bác sĩ chỉ cần thăm khám lâm sàng, quan sát tổn thương da để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh. Nếu nghi ngờ có liên quan đến các vấn đề trong cơ thể sẽ thực hiện một số các xét nghiệm kiểm tra liên quan để củng cố kết luận về bệnh.
Mụn trứng cá ở cằm do đâu gây ra?
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Nhiều ý kiến cho rằng, trứng cá ở cằm là dạng mụn nội tiết. Bởi lẽ chúng ta thường thấy vùng cằm nổi mụn ở một số thời điểm mà cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố. Nội tiết tố thay đổi gây ra tình trạng rối loạn hormone và làm tăng sản xuất bã nhờn.
Một số tình trạng mụn trứng cá ở cằm thường gặp nhất gồm:
- Kinh nguyệt: Hormone thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và gây mụn trứng cá ở cằm.
- Thai kỳ: Sự thay đổi hormone khi mang thai có thể khiến mụn xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn ở khu vực cằm.
- Thuốc tránh thai: Một số loại thuốc tránh thai có thể gây ra mụn do thay đổi nội tiết tố trong thời gian đầu sử dụng.
- Stress: Căng thẳng cũng có thể làm thay đổi hormone cortisol, làm tăng bã nhờn và gây mụn hoặc khiến cho mụn khó kiểm soát hơn…
Mụn trứng cá ở cằm do ma sát gây ra
Mụn trứng cá ở dưới cằm và 2 bên hàm còn được biết đến là trứng cá cơ học, Mụn được gây ra bởi sự ma sát hay các áp lực lên trên bề mặt da. Các yếu tố nguy cơ gây ra mụn cằm gồm:
- Khẩu trang kín, quá chặt hoặc không thoáng khí có thể làm tăng nhiệt độ và độ ẩm dưới khẩu trang, làm da dễ bị kích ứng và nổi mụn.
- Ma sát từ điện thoại di động khi áp sát vào mặt để nói chuyện sẽ đưa bụi bẩn đến gần với vùng hàm, cằm và làm cho da bị kích ứng da, dẫn đến mụn.
- Gối và vỏ gối không được vệ sinh thường xuyên sẽ chứa dầu và bụi bẩn từ tóc, mặt. Đây chính là điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến cằm nổi mụn trứng cá.
- Thói quen chạm tay lên cằm khi bạn tập trung suy nghĩ hoặc khi làm việc chính là tác nhân gây ra mụn trứng cá ở cằm, mụn trứng cá hai bên cằm.
- Quai mũ bảo hiểm không được vệ sinh thường xuyên cũng sẽ gây ma sát với vùng cằm mặt và khiến cho da nổi mụn trứng cá nếu như đội ngũ bảo hiểm thường xuyên…
Tìm hiểu thêm: Mụn đầu trắng: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất
Chăm sóc da không khoa học khiến cằm nổi mụn
Chăm sóc da không khoa học có thể là một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá ở cằm. Những lỗi chăm sóc da mà bạn có thể mắc phải gồm:
- Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày khiến cho da mất đi lớp dầu tự nhiên cần thiết để bảo vệ da khỏi khô và kích ứng. Lỗ chân lông dễ bị bít tắc hơn và mụn trứng cá sẽ xuất hiện nhanh chóng.
- Lười rửa mặt khiến bụi bẩn, dầu thừa và tế bào chết tích tụ trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn. Nhất là khi da của bạn là da dầu và bạn lại thường xuyên đổ mồ hôi.
- Sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần không phù hợp ví dụ như sản phẩm dưỡng da quá đặc, có thành phần cồn khiến cho da bị bít tắc hoặc bị khô tạo cơ hội cho trứng cá xuất hiện ở cằm.
- Không dưỡng ẩm cho da khiến da bị thiếu ẩm. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất dầu thừa để bảo vệ mình, điều này có thể dẫn đến mụn, đặc biệt ở khu vực cằm và toàn mặt.
- Nặn mụn một cách tùy tiện có thể gây tổn thương cho da, làm vi khuẩn lan rộng và làm tình trạng mụn trứng cá ở cằm trở nên trầm trọng hơn.
- Lạm dụng các sản phẩm trị mụn mạnh: Các thành phần mạnh như benzoyl peroxide, retinoids có thể làm khô da quá mức, kích thích da sản xuất dầu, và làm tình trạng mụn ở cằm trở nên tồi tệ hơn…
Chế độ dinh dưỡng gây ra mụn trứng cá cằm
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là nguyên nhân khiến cho mụn nổi nhiều ở cằm và các vùng cơ thể khác. Trong đó phải kể đến việc chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm có chỉ số glycemic cao. Bao gồm các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ngọt.
Theo các nghiên cứu đã được công bố thì những thực phẩm này sẽ là nguyên nhân làm tăng đường huyết, kích thích tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu thừa và gây mụn, đặc biệt ở vùng cằm.
Ngoài ra, nếu như bạn uống ít nước nhưng lại uống nhiều rượu bia thì cũng sẽ có nguy cơ bị mụn trứng cá ở cằm. Bởi lúc này làn da sẽ bị thiếu độ ẩm, dẫn đến việc tiết dầu thừa và tắc nghẽn lỗ chân lông, dễ gây mụn. Da cũng sẽ bị lão hóa không phanh nếu như bạn lười uống nước.
Các vấn đề về tâm lý gây mụn trứng cá ở cằm
Các vấn đề về tâm lý, đặc biệt là stress, lo âu, và trầm cảm, có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở cằm. Bởi các bác sĩ cho biết các yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sản xuất dầu và gây viêm, từ đó dẫn đến mụn.
Điều này lý giải cho việc vì sao cằm của bạn lại bị nổi mụn mỗi khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, lo âu quá mức. Ví dụ như trước các dịp cưới hỏi, trước các kỳ thi hay có sự lo lắng về cơm áo gạo tiền… Mụn trứng cá do tâm lý có thể trở lại thường xuyên, bởi vì khi bạn không kiểm soát tốt tâm lý, tình trạng mụn có thể tiếp tục tái diễn.
>>>>>Xem thêm: Mụn trứng cá xung quanh miệng do đâu? Cách điều trị hiệu quả là gì?
Mụn trứng cá ở cằm có tự khỏi không?
Mọi tình trạng trứng cá đều có thể tự khỏi và trứng cá ở cằm cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn thờ ơ với bệnh da liễu này. Cần thăm khám và điều trị kịp thời mụn cằm bởi nếu không làn da sẽ gánh chịu hậu quả sau mụn.
Trứng cá ở cằm đa phần là trứng cá viêm nên có nguy cơ gây tổn thương da nhiều hơn. Mụn khỏi có thể để lại sẹo và thâm kéo dài làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Lúc này, bạn sẽ phải đầu tư thêm nhiều thời gian và tiền bạc để xử lý các vấn đề phát sinh sau mụn.
Do đó, không nên đợi cho mụn trứng cá tự khỏi, nhất là khi bạn đang còn trẻ tuổi. Điều trị mụn trứng cá không khó nếu như bạn có được sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tình trạng mụn trứng cá ở cằm của bạn sẽ được kiểm soát chỉ trong 1 liệu trình điều trị bằng các giải pháp công nghệ cao.
Và ngay lúc này, nếu bạn đang cảm thấy bất lực với tình trạng mụn trứng cá ở cằm gặp phải, hãy lựa chọn Dr.thaiha là người đồng hành. Phòng khám cam kết sẽ đưa ra cho bạn những phác đồ điều trị mụn chuẩn y khoa và cá nhân hóa để giúp nâng cao hiệu quả khám chữa mụn. Chủ động liên hệ với phòng khám để nhận thêm thông tin tư vấn về các bệnh da – tóc – móng nếu gặp phải bạn nhé!