Mụn trứng cá đỏ có phải trứng cá không? Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá đỏ không phải là mụn trứng cá mà chúng ta hay gặp. Đây là một bệnh lý da liễu có tính phức tạp với hàng loạt các triệu chứng như nóng bừng mặt, giãn mạch, ban đỏ, sẩn, mụn mủ và trong trường hợp nặng là triệu chứng mũi sư tử. Trứng cá đỏ cũng khó điều trị và kiểm soát hơn do căn nguyên của bệnh không rõ ràng.

Trứng cá đỏ là bệnh gì?

Trứng cá đỏ – Rosacea là bệnh viêm da mãn tính ở vùng trung tâm mặt. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến người trưởng thành và người lớn tuổi (30-60 tuổi). Tuy có cùng tên gọi nhưng trứng cá đỏ hoàn toàn không phải là tình trạng mụn trứng cá do cơ chế hình thành hoàn toàn khác biệt.

Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá đỏ

Xin nhắc lại là mụn trứng cá đỏ chỉ ảnh hưởng đến vùng trung tâm của mặt, bệnh không ảnh hưởng đến các vùng da khác của cơ thể. Việc nhận biết trứng cá đỏ gặp nhiều khó khăn, nhất là ở trong giai đoạn tiền trứng cá đỏ.

Đa số bệnh nhân sẽ cảm thấy vùng trung tâm mặt bị đỏ và có cảm giác nóng bừng. Kèm theo đó là cảm giác châm chích trên da mặt tạo sự khó chịu. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều không thực hiện thăm khám và điều trị nên tạo cơ hội cho mụn trứng cá đỏ phát triển và trở nên trầm trọng hơn.

Mụn trứng cá đỏ có phải trứng cá không? Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng trứng cá đỏ ở giai đoạn này sẽ bùng phát thành nhiều đợt. Các điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển gồm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, căng thẳng tinh thần, thời tiết lạnh hoặc nóng, rượu, thực phẩm nhiều gia vị, tập thể dục, gió, mỹ phẩm, và tắm nước nóng hoặc đồ uống nóng. 

Khi chuyển sang giai đoạn mạch, bệnh nhân sẽ nhận thấy những triệu chứng mụn trứng cá đỏ một cách dễ dàng hơn. Cụ thể như sau:

  • Vùng mặt xuất hiện các sẩn màu đỏ hoặc mụn mủ. Tổn thương da thường có hình vòm và bị phù nền, có đóng vảy.
  • Quan sát bằng mắt thấy rõ các mạch máu tại vùng da đỏ. Da có dấu hiệu khô nhiều hơn và có hiện tượng nứt nẻ.
  • Vùng tổn thương trứng cá đỏ có dấu hiệu nhạy cảm hơn. Người bệnh có cảm giác rát bỏng, đau, đặc biệt rõ khi trang điểm hoặc dùng kem dưỡng da hay tiếp xúc với nhiệt độ cao.
  • Mắt bệnh nhân mụn trứng cá đỏ có biểu hiện đỏ, đau, viêm bờ mi, viêm kết mạc.
  • Hiện tượng mũi sư tử xuất hiện với các dấu hiệu da mũi dày, phì đại, biến dạng, lỗ nang lông giãn rộng.

Chẩn đoán mụn trứng cá đỏ thường sẽ chỉ cần dựa theo các dấu hiệu lâm sàng. Các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý và sau đó sẽ kiểm tra da để đưa ra kết luận chính xác về bệnh. Chính vì thế, việc thăm khám sẽ giúp bạn biết được mình đang mắc trứng cá đỏ hay mụn trứng cá.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ là gì?

Do không phải là mụn trứng cá nên cơ chế hình thành và nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ cũng khá phức tạp. Bệnh không liên quan đến hoạt động của tuyến bã nhờn, không liên quan đến quá trình sừng hóa nang lông hay hoạt động của vi khuẩn. Trên thực tế thì nguyên nhân gây ra mụn trứng cá đỏ vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh gồm:

  • Bất thường trong kiểm soát vận mạch;
  • Suy yếu hệ thống tĩnh mạch vùng mặt;
  • Tăng ký sinh trùng nang lông (Demodex folliculorum);
  • Tăng hình thành mạch máu;
  • Sự rối loạn chức năng của peptide kháng khuẩn…

Mụn trứng cá đỏ có phải trứng cá không? Nguyên nhân và cách điều trị

Các điều kiện lý tưởng để cho mụn trứng cá đỏ phát triển gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng: Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị và rượu bia có thể khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn.
  • Môi trường sống: Ô nhiễm nước, bụi bẩn, nắng nóng, ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh là điều kiện để mụn trứng cá đỏ phát triển.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc có chứa corticosteroid hay thuốc điều trị huyết áp có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của da, làm giãn mạch máu dưới da.
  • Di truyền: Các thành viên trong cùng một gia đình có thể sẽ bị di truyền bệnh trứng cá đỏ.
  • Chủng tộc: Người da trắng dễ bị mụn trứng cá đỏ hơn người da màu và da đen…

Khi nào cần gặp bác sĩ da liễu

Trên thực tế thì mụn trứng cá đỏ phát triển thành các đợt. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh sẽ tự thuyên giảm sau đó sẽ lại bùng phát nếu có điều kiện thuận lợi. Do bệnh có diễn biến thất thường như vậy nên khiến cho bệnh nhân chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Điều này làm cho bệnh chuyển sang giai đoạn nặng nhất với tình trạng mũi sư tử.

Do đó, cần chú ý đến việc thăm khám để kiểm soát tốt mụn trứng cá đỏ khi bệnh chưa gây ra biến chứng đến da và thẩm mỹ. Bệnh nhân nên gặp bác sĩ trong trường hợp xuất hiện tình trạng mụn mủ, đỏ da, nóng rát và châm chích trên da. Đáng chú ý nhất là khi các triệu chứng này không tự thuyên giảm sau 2 tuần hoặc trở nên tồi tệ hơn. Và nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Chú ý, không tự điều trị mụn trứng cá đỏ tại nhà. Trên thực tế thì có khá nhiều bệnh nhân đang áp dụng phác đồ điều trị mụn trứng cá cho mụn trứng cá đỏ. Điều này là không hợp lý và nó sẽ khiến cho bệnh tình của bạn ngày một nặng hơn.

Gợi ý điều trị mụn trứng cá đỏ an toàn và hiệu quả

Trứng cá đỏ là bệnh lý mãn tính của da. Chính vì thế, chúng ta rất khó có thể loại bỏ dứt điểm tình trạng bệnh. Các giải pháp điều trị được hướng đến là loại bỏ các triệu chứng da liễu bất thường và kiểm soát sự tái phát của mụn trứng cá đỏ.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà thời gian điều trị sẽ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Bệnh nhân thường được bác sĩ hướng dẫn điều trị nội khoa với các loại thuốc bôi ngoài da, kết hợp thuốc uống để gia tăng hiệu quả kiểm soát mụn trứng cá đỏ.

  • Các loại thuốc được chỉ định gồm erythromycin đơn hay benzoyl peroxide phối hợp với clindamycin hoặc kem permethrine 5% giúp tiêu diệt ký sinh trùng demodex.
  • Các loại thuốc có tác dụng làm giảm ban đỏ, nốt sẩn, mụn mủ như metronidazol, acid azelaic có hiệu quả tốt nhưng thường gây châm chích da.
  • Một số loại thuốc kháng sinh khác nhóm tetreacyclin, doxycyclin có tác dụng làm giảm sần trứng cá đỏ và mụn mủ cũng được sử dụng. 
  • Các sản phẩm chăm sóc da được yêu cầu sử dụng để cấp ẩm và làm dịu da. Và bệnh nhân cũng được yêu cầu dừng sử dụng mỹ phẩm có thể gây kích ứng da khi điều trị bệnh.

Mụn trứng cá đỏ có phải trứng cá không? Nguyên nhân và cách điều trị

Bên cạnh đó, để tránh mụn trứng cá đỏ tái phát, bệnh nhân cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng trị an toàn sau:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia và không hút thuốc lá.
  • Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng.
  • Dùng các sản phẩm làm sạch chăm sóc da dịu nhẹ, lành tính.
  • Sử dụng thuốc khoa học để tránh tác dụng phụ do thuốc gây ra.
  • Làm dịu làn da bằng cách dưỡng ẩm hoặc dùng xịt khoáng.
  • Thường xuyên thăm khám da liễu tại cơ sở y tế uy tín…

Mụn trứng cá đỏ sẽ không nguy hiểm nếu như bạn chủ động trong thăm khám và điều trị. Và nếu như mặt của bạn đang có dấu hiệu trứng cá đỏ như: nổi mụn đỏ, châm chích và nổi mủ, kèm giãn mạch, đỏ da, nóng da… hãy lập tức liên hệ với Dr.thaiha để được các bác sĩ da liễu hỗ trợ thăm khám và điều trị hiệu quả nhất. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *