Tình trạng nổi mụn nước ở môi ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Nếu không chăm sóc cẩn thận, mụn nước có thể bị vỡ sớm gây ra những vết loét và đau đớn. Đáng chú ý hơn khi mụn nước và dấu hiệu cảnh báo tình trạng mụn rộp sinh dục. Một trong những bệnh xã hội nguy hiểm với khả năng lây lan nhanh chóng.
Bạn đang đọc: Mụn nước ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn
Contents
Mụn nước ở môi là như thế nào?
Trên cơ thể của chúng ta có thể xuất hiện rất nhiều loại mụn như mụn trứng cá, mụn thủy đậu, mụn bã đậu, mụn nhọt… Những loại mụn này có thể nguy hiểm hoặc không nguy hiểm. Nhưng tất cả chúng đều gây ra tâm lý lo lắng, bất an. Một trong những tình trạng mụn được quan tâm nhiều nhất chính là mụn nước ở môi.
Mụn nước ở môi còn được biết đến là mụn rộp môi. Đây là tình trạng môi trên, môi dưới hoặc vùng mép môi bị nổi mụn. Đặc điểm của mụn là bên trong chứa dịch lỏng nên được gọi là mụn nước.
Mụn nước ở môi được quan sát một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, mụn nước cũng có thể khiến cho môi của bạn bị đau hoặc ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng cơ năng của bệnh xuất hiện tùy theo giai đoạn phát triển của các nốt mụn nước.
Câu hỏi được đặt ra là tình trạng môi nổi mụn nước là do tác nhân nào gây ra, cảnh báo bệnh gì và có nguy hiểm không? Cùng tiếp tục theo chân Dr.thaiha đi tìm hiểu bạn nhé!
Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn nước ở môi là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng môi nổi mụn nước là dấu hiệu cảnh báo mụn rộp sinh dục. Một trong những bệnh lây truyền nguy hiểm và khó kiểm soát.
Tác nhân gây bệnh chính là virus HSV. Chính vì thế, bệnh còn được gọi với tên khác là Herpes môi. Tình trạng nổi mụn nước, mụn rộp ở môi có thể liên quan đến các tuýp HSV1 và HSV2.
Virus gây mụn nước ở môi tấn công vào cơ thể khỏe mạnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người mắc bệnh. Nguy cơ sẽ cao hơn nếu như ở vùng miệng của bạn đang sẵn có tổn thương hở như vết xước môi, xước niêm mạc, các bệnh về răng lợi hoặc bị nhiệt miệng, lở miệng.
Mụn nước môi xuất hiện ở mọi độ tuổi và mọi giới tính. Tuy nhiên, nhóm đối tượng sau đây sẽ dễ bị bệnh nhất:
- Người đã có quan hệ tình dục, có bạn tình.
- Người thường xuyên bị căng thẳng, stress.
- Người bị suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch không tốt.
- Người mắc các bệnh về răng lợi, chấn thương môi.
- Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Người đang điều trị bệnh hoặc mới ốm dậy…
Mụn nước ở môi có lây không? Lây như thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, tình trạng mụn nước ở môi không chỉ có khả năng lây lan rộng ra toàn bộ môi. Bệnh còn có thể lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Sở dĩ tình trạng mụn nước môi được xếp vào bệnh lây truyền tình dục là do virus HSV sẽ lây qua đường tình dục. Bao gồm việc quan hệ tình dục bằng miệng (miệng với dương vật và miệng với hậu môn). Đây cũng là con đường lây nhiễm chính của bệnh.
Tuy nhiên, ngay cả những người có lối sống tình dục lành mạnh hoặc chưa có quan hệ tình dục cũng có thể bị nổi mụn nước ở môi. Trong trường hợp này, HSV có thể lây truyền bằng những cách sau:
- Mụn rộp môi lây qua những cử chỉ thân mật. Nhất là việc ôm hôn người bệnh.
- HSV sẽ lây truyền qua việc sử dụng chung dụng cụ vệ sinh răng miệng như bàn chải.
- HSV cũng có thể lây qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, dao cạo râu.
Chú ý, virus HSV có thể lây lan nhưng thường không lây qua đường hô hấp. Và không phải ai bị nhiễm HSV đề sẽ có triệu chứng nổi mụn nước ở môi. Điều này sẽ còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe, quyết định thời gian phát bệnh là nhanh hay chậm.
Tìm hiểu thêm: Mụn gạo là mụn gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra làm sao?
Dấu hiệu nhận biết môi nổi mụn nước bất thường
Sau khi tấn công vào cơ thể người khỏe mạnh, virus HSV sẽ chưa gây ra tình trạng mụn nước ở môi ngay. Thời gian ủ bệnh có thể mất vài tuần đến vài tháng. Sau khi đã nhân lên đủ số lượng virus và có các điều kiện thuận lợi thì sẽ bắt đầu phát bệnh.
Trước khi mụn nước xuất hiện ở môi, bệnh nhân sẽ có cảm giác môi bị ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này sẽ trầm trọng hơn khi môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bởi tác nhân gây mụn nước thường nhạy cảm với ánh sáng.
Sau 2-3 ngày, bệnh nhân sẽ nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý sau:
- Mụn nước nhỏ mọc đơn lẻ ở môi, mép. Sau đó sẽ tập trung thành chùm giống như chùm nho. Ảnh hưởng chủ yếu đến niêm mạc môi trên hoặc môi dưới tiếp giáp với vùng da kế cận.
- Sau vài ngày hình thành, mụn nước bị vỡ, tràn dịch ra ngoài sẽ lây lan bệnh ra các vị trí khác trên cơ thể hoặc lây sang người khác. Các triệu chứng đau ngứa vẫn tiếp tục xuất hiện.
- Sau đó, tổn thương môi sẽ khô lại và đóng vảy. Môi sẽ dần dần lành thương và kết thúc một đợt bùng phát mụn nước ở môi.
Các dấu hiệu toàn thân thường gặp gồm: Bị sốt, đau họng; Sưng hạch cổ; Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ…
Có cần điều trị mụn nước ở môi không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng nổi mụn nước ở môi cần được phát hiện và điều trị sớm. Quan trọng hơn cả là phải điều trị duy trì để bệnh không có cơ hội tái phát.
Trên thực tế thì mỗi đợt bệnh thường sẽ kéo dài 1-2 tuần, mỗi năm bệnh sẽ có thể tái phát nhiều lần. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà số lần tái phát có thể là 1-2 lần/ năm hoặc cũng có thể là 5-6 lần.
Sau khi mụn nước ở môi biến mất, virus gây mụn vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Chúng vẫn sẽ tiềm tàng trong cơ thể của bạn và đợi thời cơ bùng phát. Và tình trạng tái phát mụn nước sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày của người bệnh.
Chúng ta cần chủ động phát hiện và điều trị tình trạng mụn nước ở môi để bảo vệ chính mình. Cùng với đó là hạn chế nguy cơ lây lan cho người thân trong gia đình và cả xã hội.
>>>>>Xem thêm: Tóc thưa, tóc mỏng: Nguyên nhân và cách cải thiện độ dày của tóc
Điều trị mụn nước ở môi như thế nào?
Trong phác đồ điều trị mụn nước ở môi, các bác sĩ thường sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng virus. Bao gồm các thành phần acyclovir, famcyclovir,valacylovir… Kết hợp với kháng sinh nếu như có kèm theo bội nhiễm.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú trọng đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Tăng cường bổ sung thực phẩm chức năng và các loại vitamin cần thiết để nâng cao sức đề kháng nhằm rút ngắn thời gian điều trị và duy trì hiệu quả lâu dài.
Tránh dùng các loại thực phẩm có chứa axit (ví dụ: trái cây họ cam, quýt, cà chua) để không gây đau sót. Không nên có các cử chỉ thân mật như ôm hôn người khác để tránh lấy bệnh. Đặc biệt là người bệnh cần tuân thủ mọi yêu cầu điều trị được bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Trên thực tế thì tình trạng mọc mụn nước ở môi sẽ được điều trị tại nhà theo yêu cầu của bác sĩ. Tuy nhiên, để có kế hoạch điều trị chuẩn y khoa, bệnh nhân cũng nên dành thời gian thăm khám tại cơ sở y tế để có được hiệu quả cao nhất.
Dr.thaiha hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mọi người biết được vì sao bị nổi mụn nước ở môi và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe tương tự, hãy chủ động liên hệ với các bác sĩ da liễu tại phòng khám để nhận được sự ta vấn và hỗ trợ chi tiết nhất nhé