Filler được làm từ gì? Có an toàn hay không?

Filler hay chất làm đầy là loại chất được sử dụng rộng rãi trong thẩm mỹ. Rất nhiều người có nhu cầu sử dụng filler để làm đẹp hiện nay. Tuy nhiên đa phần vẫn chưa nắm được chính xác filler được làm từ gì, độ an toàn ra sao?.

Filler được làm từ gì?

Cụm từ filler có lẽ không còn xa lạ với đối với nhiều người. Bởi đây là một chất được sử dụng phổ biến trong ngành thẩm mỹ hiện nay. Filler có tác dụng trẻ hóa da, cải thiện các dấu hiệu lão hóa. 

Ngoài ra filler còn được sử dụng để tạo hình một số bộ phận như nâng mũi, tạo hình môi, cằm,… Vậy nhưng filler được làm từ gì lại là điều không phải mà ai cũng biết.

Theo các chuyên gia thẩm mỹ chia sẻ, hiện nay filler được chia làm 3 loại chính. Mỗi loại filler sẽ có các thành phần không giống nhau. Cụ thể:

Loại filler tạm thời

Thành phần chính của filler tạm thời là hyaluronic. Đây là loại được sử dụng phổ biến hiện nay bởi độ an toàn cao. Hyaluronic giống như một chất tự nhiên có ở mọi tế bào trong cơ thể. Vì vậy khi sử dụng rất ít khi gây biến chứng. Nhược điểm của thành phần này là hiệu quả tồn tại trong thời gian khá ngắn.

Filler được làm từ gì? Có an toàn hay không?

Loại filler bán bền vững

Thành phần của loại filler này là poly- L-lactic acid và Calcium hydroxyapatite. Đây cũng là những hợp chất đã được kiểm định an toàn. Đồng thời được phê duyệt sử dụng trong thẩm mỹ.

Sau khi tiêm vào da sẽ kích thích và làm đầy, nâng thể tích vùng da cần điều trị. Thời gian hiệu quả của loại filler này trung bình từ 1 – 2 năm.

Loại filler bền vững

Thành phần của filler bền vững là polymethylmethacrylate, silicone. Đây là những thành phần sau khi tiêm vào da sẽ không tan. Hiệu quả duy trì được thời gian dài lên đến 5 năm. Vậy nhưng lại không được các chuyên gia thẩm mỹ sử dụng. Bởi loại này có tỷ lệ rủi ro và nguy cơ xảy ra biến chứng cao. 

Filler có an toàn hay không?

Nắm rõ filler được làm từ gì chắc chắn có không ít người thắc mắc, liệu filler có an toàn hay không? Câu trả lời được khẳng định là có. Filler đã được FDA chấp thuận sử dụng trong ngành da liễu thẩm mỹ. Tại nước ta Filler cũng đã được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu và lưu hành công khai.

Phần lớn các loại filler được cấp phép nhất là filler có thành phần acid hyaluronic có thể hấp thụ tự nhiên vào cơ thể. Tiêm filler là phương pháp không xâm lấn, rất ít biến chứng xảy ra. Khi bạn thực hiện tại cơ sở chuyên khoa uy tín, sử dụng filler chất lượng sẽ rất an toàn.

Ngoài ra làm đẹp bằng filler còn mang đến nhiều ưu điểm như:

  • Hiệu quả tức thì: Bạn có thể quan sát được hiệu quả ngay sau khi tiêm. Vùng da sử dụng sẽ căng đầy, tươi trẻ hơn, mờ ngay nếp nhăn. Các khuyết điểm như má hóp, mũi thấp, cằm lẹm,… được cải thiện nhanh chóng.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Phương pháp này không xâm lấn, không để lại sẹo.
  • Thời gian thực hiện ngắn: Bạn chỉ mất khoảng 10 – 15 phút cho một lần tiêm filler. So với các phương pháp làm đẹp khác, tiêm filler rất tiết kiệm thời gian.
  • Phục hồi nhanh: Khi sử dụng filler chất lượng, tiêm đúng kỹ thuật bạn sẽ phục hồi rất nhanh. Sau tiêm có thể sưng, đau nhẹ nhưng sẽ rất nhanh chóng giảm dần.
  • Tiết kiệm chi phí: Giá thành tiêm filler không tốn kém như nhiều phương pháp làm đẹp khác. 

Filler được làm từ gì? Có an toàn hay không?

Nhìn chung sử dụng filler không chỉ an toàn mà còn mang lại hiệu quả tích cực. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ thẩm mỹ này.

Nguyên nhân chính gây biến chứng nằm ở kỹ thuật của người thực hiện. Nếu tiêm không đúng kỹ thuật tiêm sai vị trí mới gây biến chứng. Hoặc sử dụng các loại filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng gây ra. 

Những trường hợp gặp biến chứng hầu hết là do thực hiện tại địa chỉ kém chất lượng. Không đáp ứng được các điều kiện cần thiết như trình độ bác sĩ, chất lượng filler, môi trường vô khuẩn.

Một số điều nên lưu ý khi sử dụng filler làm đẹp

Ngoài tìm hiểu filler được làm từ gì khi muốn làm đẹp bằng chất làm đầy bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau.

Hiệu quả duy trì của filler không phải là mãi mãi

Do các loại filler có thể hấp thu vào cơ thể nên hiệu quả chỉ là tạm thời. Hiệu quả duy trì của filler thường kéo dài từ vài tháng cho đến 1 hoặc 2 năm. Tùy thuộc vào chất lượng filler, cơ địa, cách chăm sóc mà hiệu quả duy trì ở mỗi người sẽ khác nhau. 

Những trường hợp không nên tiêm filler

Bên cạnh thắc mắc filler được làm từ gì thì cũng có nhiều người tìm hiểu về đối tượng nào không nên tiêm filler. Theo các chuyên gia thẩm mỹ những trường hợp dưới đây sẽ không nên sử dụng filler.

  • Người dưới 18 tuổi: Hiện nay filler chỉ được cấp phép sử dụng cho những trường hợp đủ từ 18 tuổi trở lên.
  • Phụ nữ mang thai: Chị em đang mang thai nhất là thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ thì không nên tiêm filler. Dù thành phần filler là lành tính nhưng cũng có thể có hại với thai nhi. Do đó tốt nhất thời kỳ mang thai bạn không nên sử dụng các chất làm đầy.
  • Người bị dị ứng với filler: Nếu có tiền sử dị ứng với filler hoặc thành phần có trong filler cũng không nên sử dụng. Bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp làm đẹp phù hợp. 
  • Người có cơ địa dễ bị sẹo lồi: Bạn nên thận trọng trước khi quyết định chọn tiêm filler trong trường hợp này. Bởi filler cũng có thể gây một vài tổn thương nhỏ cho da. Nên để tránh biến chứng, để lại sẹo bạn hãy cân nhắc, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
  • Người có một số bệnh lý: Bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp cao. Nếu có những bệnh lý này bạn cũng không nên làm đẹp bằng filler. 
  • Một số trường hợp khác: Người đang có viêm, nhiễm trùng tại vùng tiêm, người nghiện rượu bia cũng không nên áp dụng phương pháp làm đẹp này.

Filler được làm từ gì? Có an toàn hay không?

Lựa chọn địa chỉ tiêm filler uy tín

Hiện nay các cơ sở thẩm mỹ làm đẹp cung cấp dịch vụ tiêm filler rất nhiều. Trong đó có không ít địa chỉ hoạt động “chui” không được cấp phép. Do đó khách hàng có nhu cầu tiêm filler cần phải lựa chọn địa chỉ tiêm thật kỹ. 

  • Chỉ tiêm filler tại cơ sở chuyên khoa uy tín, bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi.
  • Kiểm tra chất lượng filler trước khi tiêm như nhãn mác, niêm phong đúng chuẩn. Filler phải có nguồn gốc rõ ràng, ống tiêm đưa filler vào da phải là loại được FDA chấp thuận.
  • Địa chỉ tiêm filler phải đảm bảo điều kiện vô trùng để thực hiện tiêm được an toàn.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi filler được làm từ gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu tiêm filler bạn hãy thăm khám trực tiếp tại cơ sở chuyên khoa uy tín – Dr.thaiha để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *