Biến chứng tiêm filler má không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động đến sức khoẻ. Sẽ rất nguy hiểm nếu như chất làm đầy gây tắc trong lòng mạch. Lúc này, máu sẽ không thể lưu thông và má sẽ bị sưng phù, đau đớn, biến dạng dẫn đến hoại tử. Do đó, mọi dấu hiệu bất thường khi tiêm filler má cần được thăm khám kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Biến chứng tiêm filler má gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ
Contents
Tiêm filler má để làm gì?
Filler được đưa vào má sẽ giúp làm đầy má hóp, cải thiện gò má cao. Tiêm filler mặt má cũng sẽ giúp làm cho tổng thể gương mặt có được sự cân đối và hài hoà hơn. Thủ thuật thẩm mỹ đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao và sẽ giúp bạn tự tin vào chính mình.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng filler để tạo má baby. Phương pháp này sẽ giúp cho gương mặt của bạn có sự tròn đầy, bầu bĩnh và thêm phần phục hậu. Giải pháp tạo hình má này phù hợp với các bạn nữ trẻ tuổi và nhất là những bạn có cá tính nhẹ nhàng hoặc đôi chút bánh bèo.
Bên cạnh đó, tiêm filler má còn sẽ giúp làm trẻ hoá da hiệu quả. Bởi filler có khả năng làm đầy, làm căng da. Từ đó, filler sẽ giúp xoá các nếp nhăn ở vùng mặt má, cấp ẩm cho má. Quá trình tiêm filler má còn làm tăng sinh collagen tự nhiên để ổn định cấu trúc da mặt, làm cho da đàn hồi tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
Tiêm filler má có an toàn không?
Có rất nhiều người lo lắng gặp phải biến chứng tiêm filler má. Vậy tiêm filler má có an toàn không, nên tiêm khi nào? Dr.thaiha xin đưa ra một vài ý kiến chia sẻ sau:
Tiêm filler má an toàn trong các trường hợp sau:
- Tiêm filler theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tại những cơ sở làm đẹp có cấp phép hoạt động rõ ràng.
- Tiêm filler có thành phần sinh học HA lành tính. Đây là loại filler được cấp phép sử dụng phổ biến nhất vì ít gây tác dụng phụ.
- Tiêm filler má sẽ an toàn nếu cân đối liều lượng chất làm đầy. Lời khuyên là không nên tiêm quá 4cc filler/ 1 bên má.
- Tiêm filler má cũng an toàn hơn khi không cần gây mê khi thực hiện. Chỉ cần giảm đau tạm thời bằng thuốc tê.
- Tiêm filler má sẽ an toàn nếu sử dụng kim tiêm chuyên dụng và đảm bảo điều kiện vô khuẩn. Kim tiêm filler thường do hãng sản xuất và bán kèm theo filler.
- Tiêm filler má an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao và đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật…
Tiêm filler má mất an toàn trong các trường hợp sau:
- Trường hợp tự ý tiêm filler má tại nhà mà chưa được thăm khám, chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Trường hợp tiêm filler giá rẻ, hàng không rõ nguồn gốc xuất sứ hoặc không được cấp phép lưu hành.
- Lạm dụng tiêm filler má, tiêm quá nhiều filler hoặc bơm filler má liên tục trong một thời gian ngắn.
- Tiêm filler má không đúng kỹ thuật, không đảm bảo các điều kiện vô trùng, vô khuẩn cũng sẽ mất an toàn.
- Tiêm filler má tại những cơ sở làm đẹp chui, không được cấp phép hoặc những “lò” đào tạo filler kém chất lượng…
Cảnh báo biến chứng tiêm filler má thường gặp
Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù cho tiêm filler hạn chế xâm lấn nhưng vẫn có thể gây ra biến chứng thẩm mỹ. Và các biến chứng tiêm filler má có thể được kiểm soát, điều trị nếu như được phát hiện sớm. Vậy nên, mọi người cần thận trong khi có các dấu hiệu bất thường sau:
Sưng đau kéo dài
Thông thường, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì vùng má sẽ có hiện tượng phù nề và châm chích nhẹ. Tuy nhiên, các dấu hiệu này sẽ biến mất chỉ sau vài ngày mà không ảnh hưởng đến cuộc sống. Đây được xem là tác dụng phụ thường gặp khi tiêm filler.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mặt má bị sưng, phù nề kéo dài và đau không giảm mà ngày càng nặng hơn thì hãy cẩn thận. Bởi đó là cảnh báo biến chứng tiêm filler má. Có thể liên quan đến kỹ thuật tiêm filler, chất lượng filler không tốt và rát nhiều các vấn đề khác.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler là gì? Những điều bạn cần biết về filler
Vậy nên, nếu sau 48h đồng hồ tiêm filler mà vùng mặt má vẫn còn sưng đau, bạn hãy tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Bầm tím da lan rộng
Các vết bầm tím ở má sau khi tiêm filler sẽ trở nên bất bình thường nếu như ngày một đậm hơn và lan rộng. Từ những vết bầm to bằng đầu tăm dần dần phát triển to như đầu ngón tay và bầm toàn bộ vùng má. Đây chính là biến chứng tiêm filler mặt má.
Các vết bầm chứng tỏ da của bạn đang bị tổn thương mặt và bị tụ máu. Nếu không làm cho các vết bầm tan biến thì rất có thể vùng da đó sẽ bị hoại tử mô dẫn đến sẹo xấu. Bầm tím da sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu như kèm theo dấu hiệu đau nhức gia tăng và ảnh hưởng đến cuộc sống.
Biến dạng mặt má
Nếu bạn thấy thấy mặt má bị biến dạng sau khi tiêm filler thì đó chính là dấu hiệu biến chứng. Biến dạng thường do sưng, phù nề gây ra. Nguyên nhân khác là do tiêm filler quá nhiều (quá 4cc/ một bên) thì cũng có khả năng biến dạng cao. Biến dạng mặt má gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ da và nếu không được xử lý sớm sẽ rất nguy hiểm.
Tắc mạch máu
Biến chứng tiêm filler má gây tắc mạch sẽ đặc biệt nguy hiểm. Bởi tắc mạch máu không chỉ gây sưng đau, bầm tím mà còn gây hoại tử môi. Không dừng lại ở đó, tình trạng tắc mạch còn có thể ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Nguy hiểm nhất là khi tắc mạch máu gây ra mù loà.
- Tắc trong lòng mạch: Nguyên nhân là do một lượng nhỏ filler được tiêm vào trong các mạch máu. Nó sẽ di chuyển và đến vị trí mạch máu nhỏ sẽ tạo ra một hàng rào để ngăn cản sự lưu thông máu.
- Tắc ngoài mạch: Nguyên nhân là do filler được tiêm với lượng quá nhiều và sát gần các mạch máu. Lúc này, filler sẽ chèn ép các mạch máu và khiến cho máu lưu thông chậm hoặc gây tắc ngoài mạch.
Da bị chảy xệ sau khi tiêm filler
Tiêm filler má để giúp làm đẹp nhưng kết quả lại ngược lại. Một số người nhận thấy mặt má bị chảy xệ, chùng nhão sau khi tiêm chất làm đầy. Và đây chính là biến chứng tiêm filler má, làm cho lão hoá ngày một nặng hơn.
Nguyên nhân là do filler được tiêm không đúng lớp và tiêm với lượng quá nhiều. Điều này khiến cho da bị làm căng như một quả bóng. Filler sẽ làm giảm giảm mỡ nông và dịch chuyển xuống dưới dẫn đến chảy xệ da. Lỗi này thường xuất phát từ kỹ thuật tiêm filler không chuẩn, bác sĩ tiêm filler không có tay nghề cao.
Một số những biến chứng tiêm filler má có thể gặp phải khác:
- Phản ứng u hạt, da bị nổi nốt đỏ chậm tan sau khi tiêm filler.
- Tiêm filler má bị tràn hoặc bị vón cục filler ở mặt.
- Tiêm filler mặt má bị kích ứng, phát ban và ngứa ngáy khó chịu.
- Tiêm filler má bị loét da, tiết dịch và tổn thương chậm lành.
- Tiêm filler bị lây nhiễm các bệnh xã hội nguy hiểm…
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler môi baby là phương pháp gì? Duy trì trong bao lâu?
Khi nào bạn không nên tiêm filler
Tiêm filler nói chung và tiêm filler má được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp phù hợp với người đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ các điều kiện sức khoẻ. Và kỹ thuật tiêm filler cần được tiến hành ở những cơ sở làm đẹp được cấp phép thực hiện thẩm mỹ nội khoa.
Để đảm bảo an toàn của thủ thuật tiêm filler, bác sĩ sẽ chống chỉ định tiêm filler má trong các trường hợp sau:
- Người bị dị ứng với các chất tổng hợp được tìm thấy trong chất làm đầy filler.
- Người mắc rối loạn máu, máu khó đông, máu không đông.
- Mắc bệnh tự miễn hoặc bị tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.
- Mắc bệnh nhiễm trùng tại vị trí tiêm, áp xe răng, nhiễm trùng tai, mũi hoặc họng.
- Người đang bị bệnh ngoài da: viêm da dị ứng, vảy nến, bạch biến, mụn trứng cá,…
- Người đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ…
Chất làm đầy filler được Dr.thaiha sử dụng là dòng sản phẩm chính hãng. Chính vì thế, bạn có thể yên tâm tiêm filler tại Dr.thaiha, với sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao và điều kiện y tế đạt chuẩn. Bạn sẽ không còn lo lắng về các biến chứng tiêm filler má bởi mọi thứ được kiểm soát một cách chặt chẽ.
Liên hệ ngay với Dr.thaiha để có được liệu trình tiêm filler an toàn và hiệu quả, phù hợp cho riêng mình bạn nhé!