Cách điều trị bệnh giảm sắc tố da bạn cần nên biết

Rate this post

Cách điều trị bệnh giảm sắc tố da trước tiên là cần bảo vệ da. Bởi làn da bị giảm sắc tố thường sẽ có khả năng tự bảo vệ yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi tia UV từ ánh nắng. Tiếp theo đó chúng ta mới áp dụng các giải pháp điều trị chuyên sâu nhằm phục hồi sắc tố da ở mức độ cho phép. Tuy nhiên, điều trị bệnh giảm sắc tố da sẽ gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi phải duy trì lâu dài, có thể là duy trì cả đời.

Bạn đang đọc: Cách điều trị bệnh giảm sắc tố da bạn cần nên biết

Vì sao cần phải tìm cách điều trị bệnh giảm sắc tố da

Giảm sắc tố da là tình trạng rối loạn sắc tố melanin có sức ảnh hưởng rất lớn. Nó không chỉ tác động đến thẩm mỹ da mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Và nếu bạn tự hỏi tại sao phải điều trị bệnh giảm sắc tố da thì hãy tìm hiểu về vai trò của nó nhé.

Sắc tố da còn được gọi là sắc tố melanin. Chính là thứ quyết định màu da của con người. Sắc tố da có thể thay đổi theo từng chủng tộc, từng quốc gia. Và sắc tố da bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ánh nắng mặt trời cũng như các vấn đề về nội tiết tố và lão hoá da.

Cách điều trị bệnh giảm sắc tố da bạn cần nên biết

Sắc tố da là kết quả của một quá trình hoạt động với 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Tia cực tím và các chất trung gian sinh học tác động lên bề mặt da.
  • Giai đoạn 2: Melanin được sản xuất bởi các tế bào melanocytes.
  • Giai đoạn 3: Melanin được đưa đến lớp biểu bì da.
  • Giai đoạn 4: Melanin di chuyển đến bề mặt da và hình thành sắc tố da…

Nhiệm vụ của sắc tố da chính là bảo vệ da tránh khỏi những tác động tiêu cực từ ánh nắng mặt trời gây ra. Từ đó, bạn sẽ không còn phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư da do tia UV. Ngoài ra, sắc tố da cũng đóng vai trò làm chậm quá trình oxy hóa tự nhiên của da. Từ đó sẽ giúp bạn có được một làn da trẻ khoẻ từ bên trong ra bên ngoài.

Giảm sắc tố da là gì?

Sở dĩ bạn cần tìm cách cách điều trị bệnh giảm sắc tố da là do làn da của bạn bỗng dưng bị xuất hiện các mảng sáng màu hơn bình thường. Đây chính là tình trạng cơ thể không thể sản sinh melanin dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt hoặc mất hoàn toàn sắc tố da. Vùng da bị giảm sắc tố sẽ sáng màu một cách bất thường. Tuỳ từng vùng địa lý và chủng tốc mà da có thể chuyển sang các màu nhạt hơn, đa phần sẽ là màu trắng tinh.

Giảm sắc tố da được đánh giá là nguy hiểm bởi nó cảnh báo rằng hàng rào bảo vệ của da bị phá huỷ. Trong đó, đáng chú ý là tình trạng giảm sắc tố da toàn thân sẽ khiến cho da của bạn trắng bệch và tăng nguy cơ bị ung thư da do ánh nắng mặt trời gây ra.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây giảm sắc tố da thường đa dạng. Bao gồm các trường hợp sau:

  • Giảm sắc tố do da bị viêm sau khi gặp chấn thương.
  • Giảm sắc tố da do da bị bỏng laser hoặc bỏng hóa chất.
  • Giảm sắc tố da do bệnh lý như bạch biến, bạch tạng, vảy phấn trắng.
  • Giảm sắc tố da do tác dụng phụ của thuốc hoặc mỹ phẩm…

Mục đích của việc điều trị bệnh giảm sắc tố da chính là để giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho làn da. Đồng thời, khi sắc tố da được khôi phục cũng sẽ giúp chúng ta củng cố hàng rào bảo vệ của làn da và của chính cơ thể. Lúc này, người bệnh không chỉ tìm lại sự tự tin vào chính mình mà còn có thể sống khoẻ mạnh và hạnh phúc hợp.

Tìm hiểu thêm: Ăn và uống gì để giảm tăng sắc tố da? Chuyên gia chia sẻ

Cách điều trị bệnh giảm sắc tố da bạn cần nên biết

Các cách điều trị giảm sắc tố da là gì?

Tuỳ theo vấn đề da liễu gặp phải mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cách chữa giảm sắc tố da phù hợp. Đôi khi, tình trạng giảm sắc tố chỉ là tạm thời (giảm sắc tố sau viêm, giảm sắc tố do vảy phấn trắng) và không cần điều trị cũng tự cải thiện theo thời gian.

Tuy nhiên, nếu như da bị giảm sắc tố khu trú hoặc giảm sắc tố trên diện rộng thì sẽ là cả vấn đề. Bởi đây là tình trạng rối loạn sắc tố da có tính phức tạp về cơ chế hình thành và sự phát triển. Sắc tố da rất khó phục hồi trong các trường hợp được chẩn đoán là bạch tạng hoặc bạch biến. Hiện chưa có thuốc điều trị trị bệnh giảm sắc tố da.

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể đưa ra một số những gợi ý điều trị đơn giản sau:

Sử dụng corticosteroid

corticosteroid dùng ngoài da (bôi thoa) có thể giúp thêm sắc tố da. Tuy nhiên, việc lạm dụng có những tác dụng phụ. Bao gồm việc khiến da trở nên khô và mỏng manh hơn, gây rậm lông hoặc viêm da.

Điều trị bằng laser

Năng lượng laser sẽ được áp dụng lên vùng da hai đến ba lần mỗi tuần, trong nhiều tuần. Tia laser cũng sẽ giúp kích thích sự phát triển của sắc tố da. Ở một số người, kết quả chỉ tạm thời và các mảng trắng sẽ tái phát sau một thời gian.

Điều trị ánh sáng sinh học

Liệu pháp kết hợp sử dụng thuốc psoralen và liệu pháp ánh sáng cũng có thể được sử dụng để điều trị giảm sắc tố da. Thuốc được bôi lên vùng da hoặc dùng đường uống trước khi sử dụng liệu pháp ánh sáng trên vùng da bị ảnh hưởng.

Hiện có một số người đang mặc sai lầm trong điều trị bệnh giảm sắc tố da. Họ cho rằng da bị giảm sắc tố cần được phơi nắng để kích thích hoạt động của các tế bào sản sinh ra melanin. Nhưng trên thực tế thì việc làm được đánh giá là phản khoa học.

Bởi lẽ, làn da bị giảm sắc tố sẽ rất nhạy cảm và mất khả năng phòng vệ tự nhiên. Khi bạn để cho ánh nắng tác động trực tiếp khi phơi nắng trong thời gian dài sẽ khiến cho tia UV đi sâu vào trong da và phá hỏng làn da của bạn. Thêm vào đó là bạn sẽ phải đối mặt với việc da bị ung thư, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách điều trị bệnh giảm sắc tố da bạn cần nên biết

>>>>>Xem thêm: Giảm sắc tố da là bệnh gì? Cách trị giảm sắc tố da như thế nào

Do đó, nguyên tắc quan trọng khi điều trị bệnh giảm sắc tố da vẫn là phải tăng cường các biện pháp bảo vệ da tránh khỏi tác động từ ánh nắng mặt trời. 

  • Tránh để cho da tiếp xúc với ánh nắng, tránh đi ra ngoài trời nắng.
  • Sử dụng kem chống nắng với các chỉ số chống nắng cao nhất có thể.
  • Sử dụng đồng bộ các biện pháp chống nắng khác như mũ nón, khẩu trang, kính râm…

Lưu ý, cách điều trị bệnh giảm sắc tố da có thể mang đến hiệu quả cải thiện sau một thời gian nhưng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh lý trong cơ thể. Do đó, cần điều trị duy trì để giúp duy trì hoặc nâng cao hiệu quả của các cách điều trị giảm sắc tố mà bạn đang thực hiện.

Trên đây là một số tư vấn của bác sĩ Dr.thaiha về tình trạng giảm sắc tố da cũng như cách điều trị bệnh giảm sắc tố da đang được áp dụng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn sắc tố, hãy liên hệ với Dr.thaiha để nhận hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa. Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5