Nổi mụn trên cánh tay là hiện tượng không hiếm gặp. Các nốt mụn có thể gây đau đớn và cần phải có biện pháp can thiệp. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả hạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau.
Bạn đang đọc: Nổi mụn trên cánh tay là bị làm sao? Biện pháp ngăn ngừa
Contents
Nổi mụn trên cánh tay là bị làm sao?
Mụn là một trong những bệnh lý về da liễu có liên quan đến tuyến dầu và chân lông. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng có những khối u nhỏ trên bề mặt da. Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như mặt, lưng, cổ, ngực, vai,…. Trong đó cũng có rất nhiều trường hợp nổi mụn trên cánh tay.
Theo các bác sĩ da liễu nổi mụn trên cánh tay có thể là do:
Bị mụn nhọt
Đây là các vết đỏ sưng to và gây đau nhức mỗi khi xuất hiện. Ban đầu chỉ là những nốt mềm nhô lên khỏi bề mặt da. Sau khoảng 1 – 2 ngày nốt mụn to lên và xuất hiện ngòi mủ ở bên trong.
Bạn cũng bắt đầu cảm thấy đau, khó chịu ngay cả khi không chạm vào. Khi nốt mụn sưng to cực đại sẽ vỡ và chảy mủ trắng. Nguyên nhân nổi mụn nhọt trên cánh tay thường là:
Lỗ chân lông bị bít tắc
Việc bạn không vệ sinh sạch sẽ da, tế bào chết bám nhiều. Cộng với đó là thường xuyên hoạt động khiến mồ hôi tiết ra nhiều làm chỗ lỗ chân lông bí tắc. Từ đó dẫn đến nổi mụn trên cánh tay.
Bị viêm nang lông
Mặc quần áo thô cứng, bó sát khiến cho các lỗ chân bị cọ sát. Từ đó dẫn đến hiện tượng đỏ, ngứa, khó chịu. Khi không vệ sinh sạch sẽ vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nang lông. Trường hợp không can thiệp viêm nhiễm nặng dẫn đến các nốt mụn nhọt.
Dày sừng nang lông
Là những vết thô ráp sần sùi thường xuất hiện ở bắp tay, đùi, mông. Bệnh lý này cũng tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nên các nốt mụn nhọt khó chịu.
Nổi mụn nước ở cánh tay
Nổi mụn trên cánh tay cũng có thể là những nốt mụn nước. Đây là bệnh viêm da, biểu hiện là các nốt mụn nổi trên da bên trong có chứa dịch lỏng. Mụn gây cảm giác ngứa ngáy, khi vỡ gây đau rát, khó chịu. Mụn nước ở cánh tay thường do các nguyên nhân như:
- Cơ thể suy giảm khả năng giải độc, nóng gan, gan nhiễm mỡ. Lúc này các yếu tố gây hại dù nhỏ nhất khi xâm nhập cũng có thể gây bệnh.
- Có các bệnh lý nền sẵn như thủy đậu, zona sẽ nổi mụn nước ở tay và các vị trí khác trên cơ thể.
- Biến chứng từ những bệnh lý về da khác. Chẳng hạn như viêm da dị ứng cũng nổi mụn trên cánh tay. Đây là nốt mụn sưng đỏ, ngứa ngáy kèm theo dịch lỏng.
- Mụn nước cũng có thể là do da bị kích ứng bởi hóa chất, bụi bẩn, hải sản,…
- Không khí bị ô nhiễm, nguồn nước nhiễm bẩn cũng có thể gây nên tình trạng nổi mụn nước.
Nổi mụn trên cánh tay do bị mụn trứng cá
Mụn trứng cá không chỉ xuất hiện trên mặt mà còn tại nhiều vị trí khác trên cơ thể. Ví dụ như ngực, lưng, gáy và cả trên cánh tay.
Tìm hiểu thêm: Mụn cóc phẳng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Những loại mụn trứng cá thường gặp như:
- Mụn cám: Mụn này rất phổ biến trên bắp tay, nhỏ li ti. Mụn hình thành do dầu nhờn và các tế bào chết ở da tích tụ lâu ngày. Các nốt mụn nằm sâu trong các lỗ chân lông, cứng và không gây đau nhức.
- Mụn đầu đen: Xuất hiện nhiều ở mặt nhất là vùng mũi và hai bên má. Một số trường hợp mụn đầu đen cũng nổi trên cánh tay. Mụn hình thành do lỗ chân lông bị bí tắc bởi bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn.
- Mụn sẩn: Có kích thước
- Mụn mủ: Hay còn được gọi là mụn bọc, thường gặp nhất ở bắp tay, bắp chân. Mụn có kích thước lớn, chứa mủ và lẫn cả máu, gây căng da, đau nhức khi chạm.
- U nang hoặc hạch: Đây là những tổn thương mụn lớn gây đau đớn nghiêm trọng. Loại mụn này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên khi nổi mụn trên cánh tay hãy đến gặp bác sĩ để xử lý.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá trên cánh tay cũng rất đa dạng. Phổ biến nhất có thể kể là do dư thừa dầu và bã nhờn, vệ sinh da không sạch sẽ. Hoặc dùng các sản phẩm chăm sóc da không đúng cách, mặc quần áo bó sát. Một số trường hợp là vì thay đổi hoặc mất cân bằng nội tiết, tích tụ độc tố trong cơ thể,…
Nổi mụn trên cánh tay điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây mụn mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là những phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều nhất mà bạn có thể tham khảo.
Sử dụng thuốc trị mụn
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc trị nổi mụn trên cánh tay. Bạn có thể dùng loại thuốc uống hoặc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ. Có những trường hợp sẽ kết hợp cả hai để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thuốc thường có tác dụng kháng viêm, giảm mẩn đỏ, kháng khuẩn. Hoặc giúp tiêu diệt các loại nấm men, vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra một số thuốc còn giúp cân bằng nội tiết tố để điều trị mụn hiệu quả từ bên trong.
Điều trị mụn bằng thuốc cần tuyệt đối tuân theo liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn. Không tùy tiện dùng các sản phẩm trên thị trường khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Các phương pháp hiện đại điều trị mụn
Nổi mụn trên cánh tay cũng có thể áp dụng các phương pháp thẩm mỹ hiện đại. Ví dụ như:
- Liệu pháp ánh sáng: Tức là sử dụng bước sóng của ánh sáng xanh hoặc đỏ để loại bỏ vi khuẩn gây mụn. Phương pháp này được đánh giá an toàn, không gây tổn thương da.
- Tiêm steroid: Phương pháp này cũng được chỉ định cho trường hợp nổi mụn trên cánh tay. Đặc biệt là mụn dạng nang sẽ được cải thiện nhanh chóng, giảm đau hiệu quả.
- Một vài phương pháp khác: Lăn kim, peel da, lấy nhân mụn, cũng là những cách điều trị mụn ở cánh tay được áp dụng.
Tùy thuộc vào tình trạng mụn cụ thể mà bạn sẽ được chỉ định các phương pháp chữa khác nhau. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất hãy thăm khám tại cơ sở chuyên khoa da liễu. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và hướng dẫn điều trị bằng phương pháp thích hợp nhất cho bạn.
>>>>>Xem thêm: Mụn trứng cá đỏ có phải trứng cá không? Nguyên nhân và cách điều trị
Biện pháp ngăn ngừa tình trạng nổi mụn trên cánh tay
Nổi mụn trên cánh tay tuy không quá nghiêm trọng nhưng cũng gây nhiều ảnh hưởng. Trước hết là khiến bạn đau đớn, khó chịu, nguy hiểm hơn là dẫn đến viêm, nhiễm khuẩn. Hoặc không được điều trị đúng cách dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Bởi vậy nên bạn cần chủ động phòng ngừa tình trạng này xảy ra bằng cách:
- Hãy vệ sinh sạch sẽ sau khi hoạt động thể chất để tránh bụi bẩn, mồ hôi tích tụ.
- Rửa tay sạch sẽ nhất là sau khi bạn chuẩn bị những món ăn nhiều dầu mỡ.
- Thường xuyên tẩy da chết để loại bỏ da chết, giúp các lỗ chân lông được khô thoáng, sạch sẽ.
- Hạn chế các sản phẩm dưỡng da quá mức hoặc không phù hợp, dễ gây kích ứng.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng nổi mụn trên cánh tay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn phòng tránh mụn hiệu quả. Trường hợp đang có các nốt mụn tại vùng cánh tay bạn hãy đến khám tại Dr.thaiha để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.