Bệnh zona làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên được gọi là zona thần kinh. Đây là bệnh da liễu nguy hiểm, có liên quan đến bệnh thuỷ đậu xảy ra trước đó. Zona có thể xuất hiện sau khi bạn điều trị khỏi thuỷ đậu một thời gian dài. Ở người già, zona sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Cùng Dr.thaiha tìm hiểu chi tiết về zona thần kinh để chủ động hơn trong thăm khám, điều trị bệnh bạn nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh zona thần kinh và những điều bạn nên biết
Contents
Zona thần kinh là bệnh gì?
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da cấp tính được gây ra bởi varicella zoster virus (VZV). Tuy là bệnh da liễu nhưng zona lại ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống dây thần kinh bên trong cơ thể. Chính vì thế, zona thần kinh được xếp vào danh sách các bệnh da liễu nguy hiểm, cần có biện pháp điều trị kịp thời.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất kỳ ai mắc bệnh thuỷ đậu đều có nguy cơ bị zona. Bởi varicella zoster virus (VZV) là 1 trong 8 loại virus thuộc họ Herpes có khả năng gây bệnh ở người, có khả năng gây ra 2 bệnh cảnh khác nhau là bệnh thủy đậu và bệnh zona. Sau khi virus gây bệnh thuỷ đậu sẽ trú ngụ lại trong cơ thể và đợi cơ hội gây ra các dấu hiệu zona thần kinh.
Dân gian thường gọi zona thần kinh là bệnh giời leo. Tiếp theo chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh zona.
Dấu hiệu nhận biết zona là gì?
Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà bệnh zona có thể khởi phát sớm hoặc muộn. Có người bị zona sau một vài tháng bị lên thuỷ đậu. Nhưng cũng có người bị zona thần kinh sau nhiều năm điều trị khỏi bệnh thuỷ đậu.
Bệnh thường có đặc điểm nổi mụn nước và bọc nước ở một bên, dọc theo đường dây thần kinh chi phối, thậm chí đau viêm dây thần kinh nhiều khi kéo dài cả sau khi vùng tổn thương da đã lành. Do đó, vùng tổn thương zona gây ra thường khá rộng, có thể là cả một bên mặt má, cả một vùng lưng hay bụng.
Các dấu hiệu nhận biết ban đầu gồm:
- Cảm giác châm chích và ngứa ngáy xuất hiện trên da.
- Bệnh nhân có dấu hiệu đau nhức ở cơ, một bên cơ thể.
- Tuy nhiên, thời điểm này da sẽ chưa bị phồng rộp.
Khi virus phát triển mạnh thì sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng hơn của bệnh. Người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy các biểu hiện sau:
- Da bị phát ban và vẫn có cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Mụn nước mọc thành chùm nhưng chỉ ở một bên cơ thể.
- Các mụn nước có thể vỡ và làm cho da bị lở loét.
- Sau một thời gian tổn thương sẽ khô và đóng mài.
Sau khi mụn nước biến mất thì tình trạng zona cũng dần dần thoái tiến. Tuy nhiên, người bệnh vẫn sẽ phải chịu những di chứng do zona gây ra. Bởi lẽ, virus gây ảnh hưởng đến dây thần kinh trong một khoảng thời gian dài. Lúc này, người bệnh vẫn sẽ phải chịu những cơn đau nhức trên cơ thể.
Ai có thể bị mắc zona thần kinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, zona thần kinh gắn liền với bệnh thuỷ đậu. Chính vì thế, bất kỳ ai chưa tiêm phòng vaccine thuỷ đậu hoặc đã từng mắc thuỷ đậu thì đều có thể là đối tượng hướng đến của bệnh.
Mặc dù thế, vẫn sẽ có một số các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bao gồm nhóm người có sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy yếu. Cụ thể như:
- Người lớn tuổi, người già.
- Bệnh nhân điều trị ung thư.
- Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường.
- Người nhiễm HIV và các bệnh suy giảm miễn dịch.
- Người suy dinh dưỡng, có chế độ ăn uống thiếu khoa học…
Tìm hiểu thêm: Nổi mụn nhọt ở nách do đâu? Cách điều trị an toàn và hiệu quả
Trong đó, zona thần kinh ở người già được đánh giá là nguy hiểm nhất. Bởi bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đôi khi còn có thể gây ảnh hưởng đến xuất quãng đời còn lại bởi để lại những cơn đau nhức thần kinh. Nhiều trường hợp người già bị mắc zona còn bị suy giảm tuổi thọ.
Bệnh zona có lây hay không?
Cùng do virus varicella zoster virus (VZV) gây ra, những bệnh zona thần kinh lại không có khả năng lây nhiễm như bệnh thuỷ đậu. Mặc dù thế, người bệnh zona có thể truyền virus VZV cho người khác và khiến cho họ bị mắc bệnh thuỷ đậu.
Do đó, nếu như bạn chưa tiêm phòng thuỷ đậu hoặc chưa từng bị mắc bệnh thuỷ đậu thì hãy cẩn trọng khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh zona. Cần có các biện pháp chăm sóc an toàn để tránh lây nhiễm virus VZV.
Các bệnh chứng thường gặp khi mắc bệnh zona thần kinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, zona thần kinh có diễn biến tương đối phức tạp. Bệnh có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần tuỳ theo thể trạng sức khỏe của bệnh nhân và cách điều trị được áp dụng.
Đau nhức là bệnh chứng thường gặp nhất khi bị zona. Đau có thể chỉ là âm ỉ nhưng cũng có thể là dữ dội. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Ở người già, tình trạng đau có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Đôi khi bệnh nhân sẽ bị đau nhức suốt phần đời còn lại.
Ngoài ra, bệnh zona nếu không được kiểm soát sớm sẽ có thể gây ra một số các bệnh nguy hiểm nhhw: viêm tai, nhiễm trùng, suy giảm thị lực…
Cách điều trị zona thần kinh
Zona thần kinh cần được phát hiện và điều trị tích cực ngay khi bệnh vừa xuất hiện. Điều trị nội khoa với việc sử dụng thuốc uống, bôi ngoài da được kê đơn bởi bác sĩ. Đôi khi sẽ cần tiêm thuốc để nâng cao hiệu quả.
- Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị zona gồm: kháng siêu vi, thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau, kháng viêm…
- Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân không được tự ý đắp các loại lá cây, thảo dược lên trên tổn thương. Bởi nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để dễ dàng kiểm soát bệnh.
- Đảm bảo môi trường sống thông thoáng để ngăn chặn sự lây lan của virus cho người thân.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch vụ nhiên…
>>>>>Xem thêm: Mụn trứng cá đỏ có phải trứng cá không? Nguyên nhân và cách điều trị
Chú ý, sau khi các dấu hiệu zona biến mất trên cơ thể, bệnh nhân cần tập trung vào việc nâng cao sức khỏe bằng việc tập luyện thể thao và dinh dưỡng tốt. Bằng cách này, sức khỏe của bạn sẽ được phục hồi nhanh chóng hơn và tránh những di chứng do zona để lại.
Phòng tránh bệnh zona thần kinh bằng cách nào?
Chúng ta có thể phòng khám bệnh zona thần kinh bắt đầu bằng việc phòng tránh bệnh thuỷ đậu. Hãy tiêm phòng vaccine thuỷ đậu tại các cơ sở y tế uy tín.
Ngoài ra, người khoẻ mạnh cũng cần có các biện pháp bảo vệ an toàn khi tiếp xúc với bệnh nhân zona thần kinh. Ví dụ như tránh va chạm vào tổn thương, không mặc chung đồ, đeo khẩu trang khi có tiếp xúc gần.
Trong trường hợp bạn có dấu hiệu nghi ngờ bị zona thần kinh, không sử dụng thuốc bôi, uống bừa bãi. Hãy lập tức tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như Dr.thaiha để được các bác sĩ chuyên khoa da liễu hỗ trợ thăm khám và điều trị một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!