Tiêm filler hiện đang là phương pháp làm đẹp cho hiệu quả và sự tự nhiên. Nhưng để đảm bảo an toàn, sẽ có những đối tượng bị chống chỉ định sử dụng filler. Câu hỏi được đặt ra là phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không, nếu tiêm có sao không? Ngay bây giờ, hãy cùng với Dr.thaiha đi tìm hiểu bạn nhé.
Bạn đang đọc: Phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không? Nếu tiêm thì làm sao?
Contents
Tiêm filler là tiêm gì?
Ai cũng biết tiêm filler là tiêm chất làm đầy. Nhưng trên thực tế thì có rất nhiều chất có khả năng làm đầy mô da và đều được gọi chung là filler. Ví dụ như mỡ tự thân cũng được xem là filler, silicon cũng được biết đến là filler. Chính vì thế, bạn phải hiểu tiêm filler là tiêm gì mới có thể biết phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiêm filler là quá trình đưa chất làm đầy vào trong cơ thể với dụng cụ hỗ trợ là kim tiêm nano. Đây là một phương pháp làm đẹp đang rất hot, được khách hàng cho phản hồi rất tốt bởi chính hiệu quả mà filler mang lại.
Tuy nhiên, filler có nhiều dạng khác nhau. Mặc dù đều có khả năng làm đầy da nhưng filler có thành phần khác nhau sẽ mang lại những hiệu quả trẻ hoá khác nhau. Và nếu như bạn chưa biết tiêm filler là tiêm gì thì sẽ rất khó đưa ra lựa chọn cho riêng mình.
Tiêm filler là tiêm các sản phẩm sau:
- Hyaluaronic acid
- Poly- L-lactic acid
- Calcium hydroxyapatite
- Polymethylmethacrylate
- Silicone
Trong đó, filler Hyaluronic acid là phổ biến nhất do chứa thành phần sinh học lành tính. Đây cũng là loại filler có khả năng đáp ứng cao và hạn chế tối đa tác dụng phụ sau tiêm.
Filler Polymethyl Methacrylate và silicon cũng có khả năng làm đầy nhưng bị cấm sử dụng trong thẩm mỹ da. Bởi sản phẩm không tự phân huỷ nên khả năng gây tác dụng phụ và biến chứng là rất lớn.
Ai có thể tiêm filler để làm đẹp?
Nhắc đến filler là chúng ta lập tức nghĩ đến hàng loạt các ưu điểm như: an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, tự nhiên… Và filler cũng không quá kén chọn khách hàng. Chỉ cần có chỉ định từ bác sĩ là bạn đã có thể làm đẹp với filler.
Các trường hợp phù hợp để tiêm filler trẻ hoá gồm:
- Người đủ 18 tuổi trở lên và không có sự phân biệt về giới tính.
- Người đang có tình trạng khuyết thiếu mô da, mô mỡ với các dấu hiệu má lõm, gò má cao, thái dương sâu…
- Người có các nếp nhăn tĩnh ở trên mặt. Bao gồm: nhăn mắt, nhăn khoé cười, nhăn ấn đường hoặc nhăn trán.
- Người có tình trạng da khô do thiếu ẩm, da bong tróc và xỉn màu cũng rất phù hợp để tiêm filler.
- Người có tình trạng da nhăn nheo, chảy xệ, thiếu đàn hồi sẽ tiêm filler để làm căng bóng da hiệu quả.
- Những người có khuyết điểm ở vùng mũi, cằm, môi, má… cần chỉnh sửa và tạo hình mặt đẹp tự nhiên.
- Những người đã từng sử dụng filler và hài lòng về kết quả thì sẽ tiêm thêm filler để bổ sung.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler môi xong cần kiêng gì để nhanh ổn định nhất
Phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không?
Nhu cầu tiêm filler của chị em phụ nữ không ngừng gia tăng. Bởi nữ giới là người đại diện cho phái đẹp và luôn muốn mình đẹp với chỉnh mình cũng như trong mắt người khác.
Sau sinh nở, tình trạng da của chị em cũng ngày một xuống cấp bởi sự thay đổi nội tiết cũng như ảnh hưởng từ quá trình ở cữ. Chính vì thế mà có nhiều chị em muốn được tư vấn việc đang cho con bú có tiêm filler được không, có ảnh hưởng gì không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ sau sinh nằm trong nhóm đối tượng bị chống chỉ định tiêm filler. Nhất là những chị em phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, bao gồm cả trường hợp cho bú sữa mẹ trực tiếp hoặc hút sữa để bú bình.
Đang cho con bú có tiêm filler được không? Không tiêm filler trong thời gian nhạy cảm này không phải là việc lo sợ filler làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ mà bé. Mà bởi việc sử dụng filler có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Khi chất lượng sữa bị giảm sút thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.
Chính vì thế, nếu hỏi phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không thì câu trả lời sẽ là KHÔNG NÊN. Bạn nên chờ thêm một thời gian nữa để có thể sử dụng filler một cách an toàn hơn.
Sẽ như thế nào nếu như tiêm filler khi đang cho con bú?
Phụ nữ cho con bú tiêm filler được không? Trên thực tế thì các chất filler được sử dụng không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Tuy nhiên, điều chúng ta lo lắng ở đây chính là quá trình tiêm filler có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Bởi lẽ, khi tiêm filler để làm đẹp bắt buộc bạn phải dùng thuốc kháng sinh kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng. Các thành phần của thuốc kháng sinh có thể tác động đến tuyến sữa mẹ.
- Thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng giảm tiết sữa, làm cho sữa mẹ ít đi hoặc bị tắc.
- Thuốc kháng sinh có thể đi vào sữa mẹ và giảm chất lượng sữa, không tốt khi cho trẻ bú.
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler gọn hàm là gì? Có hại không? Có nên tiêm không?
Nguy cơ mất an toàn sẽ cao hơn nếu như bạn tiêm filler xong bị nhiễm trùng. Bắt buộc sẽ phải điều trị kháng sinh liều cao trong một thời gian dài. Khả năng mất sữa hoàn toàn sẽ là rất cao và chính điều này sẽ khiến cho quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khó khăn hơn.
Sau sinh bao lâu có thể tiêm filler một cách an toàn?
Như vậy là chúng ta đã biết đang cho con bú có tiêm filler được không? Câu hỏi được đặt ra tiếp theo là có thể tiêm filler sau khi sinh nở bao lâu để đảm bảo an toàn.
Các bác sĩ cho biết, ngay sau sinh bạn có thể tiêm filler. Tuy nhiên, điều kiện là bạn không trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Thay vào đó là bạn sử dụng sữa công thức. Lúc này, việc tiêm filler để làm trẻ hoá da ngay sẽ không ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.
Nhưng trong trường hợp bạn nuôi con bằng sữa mẹ 100% thì chưa vội tiêm filler. Chờ khoảng 6 tháng sau sinh hoặc khi bạn đã sẵn sàng cai sữa cho trẻ mới nên tiêm filler. Bằng cách này, bạn cũng sẽ tìm lại sự tự tin khi quay lại với công việc sau thời gian nghỉ đẻ.