Mụn cóc ở tay do virus HPV gây ra. Chính vì thế, bệnh có khả năng lây lan trên diện rộng và lây cho cả người khác. Mụn cóc phát triển sẽ mọc tập trung và gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt, có người nổi nhiều mụn cóc gây đau và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, chúng ta cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị mụn cóc.
Bạn đang đọc: Nổi mụn cóc ở tay do đâu? Cách điều trị hiệu quả mụn cóc
Contents
Mụn cóc ở tay là bệnh gì?
Mụn cóc nói chung và mụn cóc ở tay là bệnh do virus HPV gây ra. Đây cũng là tác nhân gây ra nhiều vấn đề da liễu khác, trong đó có mụn cóc sinh dục, sùi mào gà.
Trên thực tế thì virus HPV tồn tại với nhiều chủng gây bệnh. Trong đó, tình trạng mụn cóc ở tay có liên quan đến virus HPV tuýp 2, 3, 4, 10 và 28. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước, những tổn thương hở.
Mụn cóc ở tay là bệnh lành tính. Tuy nhiên, sự xuất hiện của mụn cóc luôn khiến cho chúng ta phải lo lắng. Bởi nốt mụn cóc không chỉ sần sùi, kém thẩm mỹ mà còn có thể gây sưng đau. Bên cạnh đó, mụn cóc có thể lan rộng đến các vùng cơ thể khác đồng thời lây sang cho người khoẻ mạnh. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan khi thấy tay nổi mụn cóc.
Mụn cóc có thể mọc ở những vị trí sau:
- Mụn cóc mọc ở quanh móng tay.
- Mụn cóc mọc ở mu bàn tay.
- Mụn cóc mọc ở các kẽ ngón tay.
- Mụn cóc mọc ở lòng bàn tay…
Dấu hiệu mụn cóc ở tay thường gặp
Trên thực tế thì virus HPV có thể gây ra nhiều dạng mụn cóc ở tay khác nhau. Mỗi dạng mụn cóc sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Tham khảo như sau:
Mụn cóc thông thường ở tay
Đây là dạng mụn cóc thường gặp nhất. Bệnh khiến da tay xuất hiện tổn thương với bề ngoài thô, da sần sùi. Đỉnh của mụn cóc thường tròn và da tối màu hơn các vùng khoẻ mạnh. Đôi khi sẽ thấy xuất hiện các chấm đen ở bề mặt tổn thương sau khi cạo bỏ lớp da ở bên ngoài.
Mụn cóc thông thường có kích thước từ 1mm-10mm. Chúng thường mọc ở mặt sau ngón tay với dạng đơn lẻ hoặc tập trung thành mảng lớn.
Hầu hết mụn cóc thông thường đều không gây đau đớn và có thể tự thoái lui theo thời gian. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh vẫn có thể lan rộng và lây cho người khoẻ mạnh nếu có tiếp xúc trực tiếp.
Mụn cóc thông thường có bề ngoài thô, sần sùi, đỉnh tròn và xám hơn các vùng da xung quanh. Chúng xuất hiện ở mặt sau ngón tay, kích thước khoảng 1mm đến 1cm hoặc lớn hơn và phát triển đơn lẻ hoặc thành nhóm.
Mụn cóc phẳng ở tay
Dạng mụn cóc ở tay tiếp theo chính là mụn cóc phẳng. Mụn cóc này thường có bề mặt phẳng và có màu hồng, nây hoặc hơi vàng. Mụn cóc phẳng thường có hình tròn, bầu dục và phát triển theo cụm. Mụn cóc phẳng cũng ít gây đau đớn và xuất hiện phổ biến ở trẻ em bởi liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân.
Mụn cóc quanh móng tay
Mụn cóc xuất hiện và gây tổn thương ở vùng viền móng tay. Ban đầu tổn thương sẽ rất nhỏ sau đó lớn dần theo thời gian và lan rộng ra toàn bộ bờ móng. Quanh móng có dấu hiệu sần sùi, da bị dày bất thường. Có trường hợp còn bị nấm móng khiến cho móng bị tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi.
Ai có thể bị ảnh hưởng bởi mụn cóc ở tay
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mụn cóc ỏ tay lành tính nhưng rất nguy hiểm. Bởi sự xuất hiện của tổn thương sẽ khiến cho bạn cảm thấy thiếu tự tin. Bên cạnh đó, nổi mụn cóc còn có thể gây ra cảm giác đau đơn, vướng rất khó chịu. Những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
Những đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi mụn cóc ở tay gồm:
- Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ dễ bị nổi mụn cóc ở tay bởi trẻ chưa tự ý thức được việc đảm bảo vệ sinh cá nhân. Trong khi đó, trẻ lại thường xuyên nghịch đất cát hoặc chơi đồ chơi không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, thói quen cắn móng tay của trẻ cũng gây ra mụn cóc.
- Người bị suy giảm miễn dịch: Người trưởng thành cũng có thể bị nổi mụn cóc ở tay nếu như hệ miễn dịch bị suy giảm. Lúc này, virus HPV sẽ nhanh chóng xâm nhập qua tổn thương da và lập tức nhân lên về số lượng.
- Các thành viên trong cùng gia đình: Mụn cóc ở tay có thể lây từ người sang người thông qua các va chạm trực tiếp hoặc đồ dùng chung gian. Chính vì thế, các thành viên trong cùng một gia đình có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh là rất cao.
- Người chưa tiêm phòng HPV: Vaccine HPV sẽ giúp bảo vệ bạn tránh khỏi sự tấn công của các chủng HPV nguy hiểm, trong đó có ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng tiêm phòng HPV thì nguy cơ bị nổi mụn cóc sẽ rất cao do cơ thể không có khả năng miễn dịch với tác nhân gây bệnh…
Tìm hiểu thêm: Hôi nách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa?
Thăm khám là yêu cầu quan trọng nhất trong điều trị mụn cóc nói chung và mụn cóc ở tay nói riêng. Việc thăm khám cần được tiến hành sớm nhằm giúp chúng ta có chẩn đoán phân biệt chính xác về bệnh. Đồng thời, thăm khám cũng sẽ giúp bạn có được những phác đồ điều trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
Bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ trong các tình huống sau:
- Mụn cóc ở tay phát triển với số lượng lớn và gây đau nhức, khó chịu.
- Mụn cóc ở tay thay đổi kích thước, hình dáng và màu sắc so với ban đầu.
- Mụn cóc khiến da của bạn bị chảy máu, chảy mủ và đóng vảy.
- Mụn cóc có dấu hiệu lan sang các bộ phận khác như vùng kín, miệng, mũi.
- Người bị mụn cóc đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc HIV…
Trong trường hợp bạn đã từng điều trị mụn cóc nhưng bệnh tái phát thì cũng cần thăm khám chuyên khoa. Bởi rất có thể việc điều trị tại nhà của bạn chưa chuẩn xác hoặc chưa đến nơi đến trốn khiến cho virus HPV tái hoạt nhanh hơn.
Các phương pháp điều trị mụn cóc ở tay
Điều trị mụn cóc có thể thực hiện tại nhà hoặc tại bệnh viện. Trong điều trị tại nhà, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng các loại thuốc với khả năng kháng virus gây bệnh và phá huỷ tổn thương mụn. Đa phần sẽ là sử dụng thuốc bôi thoa ngoài da như: imiquimod, podofilox, 5-fluorouracil… Tuy nhiên, với cách điều trị này thì nguy cơ tái phát sẽ rất cao.
Các điều trị y tế được áp dụng với mụn cóc ở tay và thực hiện tại bệnh viện gồm:
Điều trị lạnh – Áp lạnh
Điều trị lạnh được đánh giá là phương pháp an toàn, ít gây đau đớn. Phương pháp sử dụng nitơ hóa lỏng ở nhiệt độ cực thấp. Sau đó sẽ tác động trực tiếp đến tổn thương mụn cóc ở tay.
Nhiệt độ thấp sẽ làm đóng băng tổn thương và mụn cóc sẽ không được cấp dinh dưỡng để phát triển. Sau một thời gian thì các tổn thương da sẽ tự bong ra, mụn cóc tự rụng mà không cần sử dụng bất kỳ thuốc nào khác.
Chấm acid điều trị mụn cóc
Axit salicylic giúp thâm nhập vào sâu bên trong mụn cóc nhằm loại bỏ vi rút HPV. Tuỳ từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh nồng độ acid phù hợp nhằm tránh tổn thương cho da và không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trước khi chấm Acid, nhân viên y tế sẽ dùng dụng cụ sắc nhọn để cắt gọt lớp da chết bên trên bề mặt tổn thương. Thuốc được bôi hoặc dán trực tiếp lên trên vùng da bị mụn cóc. Sau một vài tuần, tổn thương sẽ tự rụng, bong ra và biến mất.
>>>>>Xem thêm: Bệnh thuỷ đậu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Laser điều trị mụn cóc ở tay
Đây có lẽ là phương pháp điều trị an toàn nhất, đang được triển khai ở hầu hết các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa da liễu. Liệu pháp laser sử dụng bước sóng ánh sáng chiếu trực tiếp lên da, giúp phá hủy tế bào mụn cóc.
Nổi bật nhất là công nghệ laser CO2 với khả năng làm bốc hơi và phá hủy các mô mụn cóc mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc da. Laser mụn cóc có tính định vị cao nên giúp điều trị một cách chính xác và an toàn.
Không dừng lại ở khả năng loại bỏ mụn cóc, công nghệ laser còn giúp giảm tình trạng sẹo xấu sau điều trị. Hỗ trợ làm trẻ hoá da tay. Toàn bộ quá trình điều trị không gây sưng đau, chảy máu và không cần nghỉ dưỡng…
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể áp dụng tiểu phẫu với tình trạng mụn cóc có đường kính trên 2cm, mọc tại vị trí bằng phẳng. Hoặc thực hiện đốt điện nếu như mụn cóc nhỏ hơn 1cm… Các phương pháp điều trị này đều mang đến hiệu quả cao nhưng có thể gây sưng đau nên cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Vấn đề quan trọng nhất là bạn phải lựa chọn được cho mình địa chỉ khám chữa bệnh uy tín. Muốn có được sự yên tâm, bạn hãy đến với phòng khám Dr.thaiha để tham quan và trải nghiệm các dịch vụ y tế chất lượng của phòng khám. Chúng tôi cam kết giúp bạn kiểm soát mụn cóc một cách nhanh chóng, loại bỏ mụn cóc ở tay một cách an toàn và hiệu quả chỉ với một liệu trình, do bác sĩ có tay nghề cao thực hiện.
Liên hệ ngay với Dr.thaiha nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi. Trân trọng!