Mọc mụn ở mông sưng, đau nhức là bị làm sao, nguy hiểm không

Rate this post

Mụn xuất hiện ở vùng mông thường kèm sưng, đau nhức và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, nếu mụn sưng to, có mủ, có thể đây không phải là mụn thông thường mà là nhọt – một dạng nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra. Vậy mọc mụn ở mông sưng, đau nhức là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào?

Bạn đang đọc: Mọc mụn ở mông sưng, đau nhức là bị làm sao, nguy hiểm không

Nguyên nhân gây mọc mụn ở mông sưng, đau nhức

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mụn mọc ở mông gây sưng đau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Nhọt (mụn nhọt)

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng đau dữ dội. Nhọt hình thành do nhiễm trùng nang lông bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus. Ban đầu, nhọt là một nốt sưng đỏ, sau đó phát triển thành ổ mủ, có thể vỡ ra gây đau rát.

  • Viêm nang lông

Khi nang lông bị vi khuẩn hoặc nấm tấn công, da sẽ bị viêm nhiễm, nổi mụn nhỏ, sưng đỏ và có thể đau nhẹ. Sự bít tắc nang lông thường xảy ra ở một diện tích rộng nên số lượng mụn nhọt thường xuất hiện nhiều hơn.

  • Mụn trứng cá

Một số người bị mụn trứng cá ở vùng mông do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, bụi bẩn hoặc tế bào da chết. Mụn này có thể viêm, kích thước lớn và cũng có dịch mủ tích tụ. Tuy nhiên mụn trứng cá thường chỉ gây sưng đau, ít khi xảy ra nhức nhối như nhọt.

  • Da bị kích ứng

Việc mặc quần áo bó sát, đổ mồ hôi nhiều hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có thể làm kích ứng da, gây viêm nhiễm và nổi mụn ở mông. Ngoài ra, kích ứng cũng có thể làm cho các bệnh khác trở nên trầm trọng hơn, khiến cho mụn sưng to và đau nhức nhiều hơn.

  • Bệnh lý da liễu khác

Một số bệnh như viêm da tiếp xúc, áp-xe da hoặc viêm tuyến mồ hôi mủ cũng có thể gây tình trạng sưng đau ở vùng mông.

Mọc mụn ở mông sưng, đau nhức là bị làm sao, nguy hiểm không

Dấu hiệu nhận biết nhọt ở mông

Nhọt là một dạng nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, dẫn đến sưng viêm và đau nhức nghiêm trọng. Việc nhận biết sớm nhọt sẽ giúp bạn có cách xử lý phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

Khi bị mụn ở mông là nhọt, bạn có thể nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Ban đầu xuất hiện một nốt sưng đỏ, kích thước nhỏ, có cảm giác đau khi chạm vào.
  • Sau vài ngày, nốt sưng lớn hơn, cứng hơn, có mủ bên trong và cảm giác đau nhức tăng dần.
  • Khi nhọt phát triển lớn, vùng da xung quanh có thể bị viêm, nóng, đỏ.
  • Khi nhọt vỡ ra, sẽ có mủ màu trắng hoặc vàng chảy ra, kèm theo cảm giác đau rát.
  • Một số trường hợp có thể bị sốt, mệt mỏi nếu nhiễm trùng lan rộng.

Nhọt ở mông có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của nhọt phụ thuộc vào kích thước, tình trạng viêm nhiễm và cách xử lý của bạn. Dưới đây là một số nguy cơ có thể xảy ra:

  • Nhọt nhỏ, đơn lẻ: Thường không quá nguy hiểm, có thể tự vỡ và lành sau vài ngày nếu chăm sóc đúng cách.
  • Nhọt lớn, sưng to, tái phát nhiều lần: Có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nặng, cần điều trị y tế.
  • Áp-xe da: Nếu không điều trị đúng cách, vi khuẩn có thể lây lan, tạo thành áp-xe lớn, gây đau đớn và có nguy cơ để lại sẹo.
  • Nhiễm trùng máu: Trong một số trường hợp hiếm, vi khuẩn từ nhọt có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân, rất nguy hiểm.

Cách xử lý khi bị nhọt ở mông

Khi bị nhọt ở mông, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý tại nhà nếu nhọt còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu nhọt lớn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn cần đến bác sĩ để được điều trị.

Nếu nhọt chỉ mới hình thành, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng, bạn có thể:

  • Giữ vệ sinh vùng da bị nhọt bằng cách rửa nhẹ nhàng với nước ấm và xà phòng sát khuẩn để ngăn nhiễm trùng lan rộng.
  • Chườm ấm bằng khăn sạch thấm nước ấm trong khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để giảm đau và kích thích nhọt mủ nhanh chín.
  • Không tự ý nặn mụn ở mông hay bất kỳ vị trí cơ thể nào khác nếu chưa thăm khám bác sĩ. Bởi có thể làm vi khuẩn lây lan và gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc bôi kháng khuẩn để giúp giảm viêm và ngăn nhiễm trùng lan rộng. Nếu đau nhức nhiều sẽ cần sử dụng giảm đau và kháng sinh, kháng viêm đường uống.
  • Tránh tác động đè nén mông. Bạn không nên ngồi nhiều cũng không nên nằm ngửa để tránh nhọt bị đè nén gây tổn thương nhiều hơn. 

Tìm hiểu thêm: Viêm da tróc vảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mọc mụn ở mông sưng, đau nhức là bị làm sao, nguy hiểm không

Khi nào nhọt ở mông cần đến bác sĩ?

Bạn nên thăm khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Nhọt sưng to, đau nhức dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày.
  • Xuất hiện nhiều nhọt cùng lúc hoặc nhọt tái phát nhiều lần.
  • Kèm theo sốt cao kéo dài, mệt mỏi hoặc nhọt có dấu hiệu nhiễm trùng nặng.
  • Nhọt không tự vỡ mà ngày càng sưng to hơn.

Các giải pháp điều trị mụn ở mông

Bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp điều trị như:

  • Kê thuốc kháng sinh nếu nhọt có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng. Một số trường hợp mụn sẽ tự khỏi sau một thời gian điều trị với thuốc.
  • Chích rạch nhọt để dẫn lưu mủ ra ngoài, giúp giảm đau và giảm viêm. Áp dụng với các trường hợp mụn độc lập, kích thước lớn và đã già.

Nhọt là một bệnh da liễu khá phổ biến, xảy ra khi nang lông bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, dẫn đến tình trạng mọc mụn ở mông, đau nhức và hình thành ổ mủ. Nhiều người khi bị nhọt thường chủ quan, tự tìm cách chữa trị tại nhà như nặn nhọt, bôi thuốc dân gian mà không thăm khám bác sĩ Da liễu. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Việc điều trị nhọt không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, áp xe da hoặc thậm chí nhiễm trùng máu. Đặc biệt, nếu nhọt tái phát nhiều lần, sưng đau dữ dội hoặc không có dấu hiệu tự vỡ, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy theo dõi tình trạng nhọt cẩn thận và thăm khám bác sĩ khi cần thiết để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thái Hà, các bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả cho từng trường hợp mọc mụn ở mông sưng, đau nhức. Phòng khám sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp tiên tiến, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. 

Đặc biệt, các sản phẩm và thuốc điều trị tại phòng khám đều rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn cho làn da. Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn nhọt ở mông, đừng chần chừ – hãy đến Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thái Hà để được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Mọc mụn ở mông sưng, đau nhức là bị làm sao, nguy hiểm không

>>>>>Xem thêm: Hình ảnh mụn thịt ở cổ và cách chữa trị chuẩn y khoa

Cách phòng ngừa nhọt ở mông

Tình trạng nổi mụn ở mông có thể tái phát nên cần thực hiện các điều trị dự phòng. Để ngăn ngừa tình trạng nhọt tái phát, bạn cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và chăm sóc sức khỏe một cách hợp lý.

Dưới đây sẽ là một số chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa đưa ra dành cho tình trạng mụn nhọt:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng mông, để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh quần bó sát gây ma sát và kích ứng da.
  • Không ngồi quá lâu một chỗ, vì có thể gây bí tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Chăm sóc da đúng cách, tẩy tế bào chết thường xuyên để tránh lỗ chân lông bị bít tắc.
  • Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đường, vì có thể làm tăng nguy cơ mụn và viêm da.

Mọc mụn ở mông kèm sưng, đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là nhọt – một dạng nhiễm trùng nang lông do vi khuẩn gây ra. Dù nhọt nhỏ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu nhọt lớn, tái phát nhiều lần hoặc gây đau nhức nghiêm trọng, bạn nên thăm khám bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa, hãy liên hệ với Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thái Hà để có được sự tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5