Tình trạng mọc mụn ở mép môi đau rát không hiếm gặp. Đó có thể là cảnh báo bệnh trứng cá thông thường. Nhưng đôi khi cũng có thể là do bệnh chốc lở, mụn rộp môi hay các vấn đề da liễu khác gây ra. Với mỗi bệnh lý thì việc điều trị sẽ khác nhau nên cần có chuẩn đoán phân biệt chính xác để điều trị hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Mọc mụn ở mép môi đau rát là bệnh gì? Có phải trứng cá không
Contents
Hình ảnh mụn ở mép môi thường gặp
Theo khảo sát thực tế cho thấy số lượng người bị mọc mụn ở mép môi khá cao và đang có chiều hướng gia tăng. Hình ảnh mụn ở vùng mép môi cực mất thẩm mỹ và nhiều khi còn kèm theo sự đau rát khó chịu. Khi mụn bị viêm loét sẽ gây tổn thương sâu và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Các hình ảnh mọc mụn ở mép môi phổ biến nhất gồm:
- Mụn trứng cá: Đây là loại mụn phổ biến nhất trên cơ thể và có thể xuất hiện ở vùng mép môi với các dạng mụn đầu đen, mụn trứng và đặc biệt là mụn bọc. Nguyên nhân là do tuyến dầu hoạt động mạnh hoặc vi khuẩn tấn công lỗ chân lông dẫn đến việc hình thành nhân mụn trứng cá.
- Mụn rộp: Đây là tình trạng vùng mép môi nổi mụn nước với dạng cụm nhỏ. Mụn thường xuất hiện ở viền môi, trên môi hoặc ở vùng hai bên mép môi. Mụn rộp được gây ra bởi virus HSV và có nguy cơ tái phát nhiều lần khi có điều kiện lý tưởng để virus kích hoạt.
- Hình ảnh chốc lở: Bệnh chốc lở hay chốc lây cũng có thể xuất hiện ở vùng môi miệng. Ban đầu có thể là những mụn nước nhỏ, sau đó vỡ ra và tạo thành vết loét. Sau khi các mụn nước vỡ ra, chúng sẽ hình thành vảy mủ màu vàng hoặc nâu trên bề mặt da.Vùng da bị chốc lở có thể gây cảm giác ngứa, đau, hoặc khó chịu.
- Hình ảnh mụn thịt: Mọc mụn ở mép môi dạng mụn thịt có liên quan đến virus HPV. Đây là dấu hiệu của bệnh sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. HPV có thể tấn công vào khoang miệng gây ra tình trạng sùi mào gà ở lợi, lưỡi hay họng..
Mọc mụn mép môi có phải là trứng cá không?
Như những thông tin đã chia sẻ thì không phải tất cả các trường hợp mọc mụn ở mép môi đau rát đều là bị mụn trứng cá. Do đó, trước khi điều trị cần có chuẩn đoán phân biệt rõ ràng nhằm điều trị đúng hướng để tránh gặp tác dụng phụ.
Trong trường hợp trứng cá mọc ở mép môi thì sẽ có các đặc điểm sau:
Cơ chế hình thành mụn
Mụn trứng cá mọc ở mép môi là hệ quả của việc nang lông bị bít tắc trong thời gian dài. Nguyên nhân của sự bít tắc là do hoạt động tiết nhờn của da kết hợp với da chết và bụi bẩn từ môi trường. Các yếu tố nguy cơ có thể là sự rối loạn nội tiết, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học hoặc sự bất ổn về tâm sinh lý…
Sự đa dạng về loại mụn
Khác với các bệnh da liễu khác, mụn trứng cá mép môi có nhiều dạng khác nhau. Phổ biến nhất là mụn cám với kích thước nhỏ như hạt cám. Tiếp theo là dạng mụn đầu đen với đầu hở và nhân mụn chuyển màu đen dạng cứng. Tiếp theo nữa có thể là tình trạng mụn bọc, mụn mủ ở mép môi gây sưng và đau rát…
Mức độ ảnh hưởng của mụn
Mọc mụn ở mép môi nếu là trứng cá sẽ không nguy hiểm. Bởi đây là bệnh về da lành tính và không có khả năng lây từ người sang người. Trong khi đó các bệnh khác như mụn rộp hay mụn thịt do virus gây ra đều có thể lây lan và lây truyền nhanh chóng. Còn mụn trứng cá sẽ chỉ tác động đến thẩm mỹ của da.
Sự phát triển của mụn trứng cá
Trứng cá là bệnh da liễu phát triển theo thời gian nhưng lại có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu để cho mụn phát triển tự nhiên ở mép môi thì có thể gây ra tình trạng sẹo xấu hoặc các vết thâm rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, mụn cũng có thể gây nhiễm trùng và tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh tấn công, dẫn đến các bệnh truyền nhiễm khác.
Nguy cơ tái phát mọc mụn ở mép môi là rất cao. Nhất là với người đang trong độ tuổi dậy thì thì khả năng tái phát mụn sẽ nhanh hơn các độ tuổi khác…
Thăm khám tình trạng nổi mụn ở mép môi
Nhằm có chuẩn đoán chính xác về tình trạng mọc mụn ở mép môi đau rát thì bệnh nhân phải thực hiện thăm khám tại cơ sở y tế.
Tìm hiểu thêm: Mụn trứng cá mủ: Nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Quy trình thăm khám chi tiết như sau:
Thăm khám ban đầu
Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử mụn của bạn, bao gồm thời gian xuất hiện mụn, mức độ nặng nhẹ, các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn (như thay đổi hormone, sản phẩm chăm sóc da, chế độ ăn uống).
Tiếp theo là kiểm tra tổng quát làn da của bạn để xác định loại da (da dầu, da khô, da nhạy cảm) và tình trạng viêm nhiễm nếu có. Kiểm tra này nhằm giúp đưa ra kết luận ban đầu về tình trạng nổi mụn ở mép môi có phải là trứng cá hay các bệnh da liễu khác gây ra.
Xét nghiệm trong các trường hợp cần thiết
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây mụn. Ví dụ như việc thực hiện một số xét nghiệm hormone, kiểm tra vi khuẩn hoặc nấm nếu có nguy ngờ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mụn ở mép môi không cải thiện hay không đáp ứng với các điều trị thông thường.
Lên phác đồ điều trị mụn chuẩn y khoa
Sau khi đã có kết luận mọc mụn ở mép môi có phải mụn trứng cá không, các bác sĩ chuyên khoa sẽ lên phương án điều trị phù hợp. Phác đồ điều trị mụn sẽ có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Liệu trình có thể kéo dài từ một vài tuần đến một vài tháng.
Các gợi ý điều trị mụn ở mép môi gồm:
- Điều trị tại chỗ: Bác sĩ có thể kê toa các loại kem, gel hoặc thuốc bôi chứa thành phần như benzoyl peroxide, axit salicylic, hoặc retinoids để điều trị mụn trứng cá.
- Điều trị bằng thuốc uống: Nếu mụn nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với thuốc bôi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống, chẳng hạn như kháng sinh hoặc thuốc tránh thai (cho nữ giới có mụn do hormone). Điều trị cuối cùng dành cho mụn trứng cá nặng sẽ là uống iso theo chỉ dẫn.
- Điều trị công nghệ cao: bao gồm ánh sáng sinh học, laser, lăn kim, peel da, tiêm meso hoặc điện chuyển ion. Các phương pháp này sẽ không chỉ giúp cải thiện mụn nhanh hơn mà còn hỗ trợ phục hồi da hiệu quả, làm trẻ hóa da tự nhiên sau khi điều trị mụn.
- Chăm sóc da hàng ngày: Bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh da đúng cách và chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da của bạn. Tư vấn chế độ sinh hoạt sau điều trị mụn để có thể duy trì hiệu quả lâu dài hơn…
Lưu ý rằng tình trạng mọc mụn ở mép môi có thể dễ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng do tiếp xúc với vi khuẩn từ tay, khẩu trang, hoặc các sản phẩm như son môi. Vì vậy, việc duy trì vệ sinh đúng cách và sử dụng các sản phẩm nhẹ nhàng, không gây tắc nghẽn lỗ chân lông sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và kiểm soát mụn.
>>>>>Xem thêm: Mụn chai cứng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tái khám để kiểm tra sự cải thiện và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết. Bệnh nhân cần kiên trì điều trị mụn theo yêu cầu của bác sĩ để có được hiệu quả nhanh và cao nhất.
Dr.thaiha đã xây dựng được những liệu trình trị mụn phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Cam kết giúp bạn điều trị tận gốc các loại mụn, ngăn mụn mới phát sinh và phù hợp với mọi loại da.
- Giảm tiết bã nhờn, mang lại sự khác biệt rõ ràng trước và sau khi điều trị
- Làn da sáng mịn, không thâm mụn, không để lại sẹo sau điều trị.
- Liệu trình dành riêng cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
- An toàn tuyệt đối, không xâm lấn, không đau rát, không cần thời gian nghỉ dưỡng.
- Siêu tiết kiệm chi phí với việc kết hợp gói dịch vụ chăm sóc da mụn ưu đãi.
- Da hồi phục ngay lập tức, có thể make up ngay mà không lo biến chứng.
Đừng chấp nhận sống chung với tình trạng mọc mụn ở mép môi kèm đau rát khi bạn cũng thể cùng với chúng tôi kiểm soát một cách an toàn nhất. Liên hệ ngay để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp nếu có nhu cầu trị mụn an toàn bạn nhé!