Tiêm filler bị vón cục khiến cho bạn không khỏi lo lắng. Bởi việc filler tập trung ở một điểm sẽ gây biến dạng mặt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy tình trạng tiêm filler vón cục nhưng không đau là bị làm sao, có nguy hiểm không? Hãy cùng bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu ngay qua bài chia sẻ sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Tiêm filler bị vón cục nhưng không đau là bị làm sao?
Contents
Tiêm filler bị vón cục là như thế nào?
Filler là phương pháp làm đẹp an toàn và có hiệu quả cao. Quy trình tiêm filler được hoàn thành sau khoảng 5 phút và mang đến sự thay đổi tự nhiên. Chính điều này đã khiến cho tiêm filler ngày càng thịnh hành hơn, trở thành một xu hướng làm đẹp của giới trẻ.
Tuy nhiên, khi tiêm filler vẫn có thể xảy ra những tác dụng phụ. Thường gặp nhất là tình trạng sưng, đau, bầm tím xuất hiện trên da sau khi tiêm filler. Ít gặp hơn là các dấu hiệu tiêm filler bị dị ứng, kích ứng hoặc tình trạng filler bị tràn, filler vón cục… Tất cả những dấu hiệu này khiến cho chúng ta không khỏi lo lắng.
Trong đó, có không ít khách hàng cảm thấy bất an khi gặp tình trạng tiêm filler bị vón cục. Đây là hiện tượng chất làm đầy filler tập trung lại một điểm và khiến cho vùng da đó bị tăng thể tích quá mức. Đôi khi là da bị phù nề do vón cục filler gây ra. Có thể cảm nhận bằng tay thấy hiện tượng filler lổn nhổn.
Tiêm filler bị vón cục nhưng không đau đang xuất hiện ngày một phổ biến hơn. Tuy nhiên, hầu như khách hàng đều không ý thức được mức độ ảnh hưởng khi filler bị vón cục. Dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị.
Tiêm filler bị vón cục nhưng không đau có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng tiêm filler bị vón cục nhưng không đau có thể nguy hiểm hoặc không nguy hiểm. Dễ nhận thấy một điều là tình trạng vón cục này tác động trực tiếp đến thẩm mỹ và tâm lý của khách hàng. Mặc dù thế, mọi người vẫn có tâm lý chủ quan bởi filler vón cục nhưng lại không gây sưng đau, khó chịu.
Tùy theo từng nguyên nhân khiến filler vón cục mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Có trường hợp filler vón cục tự cải thiện sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị vón cục cần được điều trị y khoa để phòng ngừa biến chứng thẩm mỹ.
Do đó, ngay khi nhận thấy tiêm filler bị vón cục không đau hoặc có đau, mọi người cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám. Thông qua đó, bạn sẽ tìm được những giải pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả nhất.
Nguyên nhân tiêm filler vón cục là gì?
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho filler bị vón cục. Tuy nhiên sẽ có một vài nguyên nhân được nhấn mạnh gồm:
Chất lượng filler
Sản phẩm filler có chất lượng kém sẽ có tỷ lệ vón cục cao hơn. Đây chính là lý do tại sao khách hàng cần thận trọng với những loại filler không có nguồn gốc rõ ràng, những dịch vụ tiêm filler giá rẻ được cung cấp bởi những cơ sở làm đẹp không chuyên, không được cấp phép hoạt động theo đúng quy định.
Tiêm filler quá liều lượng
Filler sẽ đẹp và an toàn nếu được tiêm với lượng vừa phải. Khi bạn tiêm filler quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Trong đó sẽ xuất hiện tình trạng vón cục filler, phù nề da, da căng phồng, mặt biến dạng và cả chèn, tắc mạch máu… Tất cả đều sẽ tác động đến thẩm mỹ và sức khỏe.
Tiêm filler quá nông
Filler muốn đẹp cần được đưa đến đúng lớp. Trong trường hợp chất làm đầy được tiêm quá nông, ngay sát trên bề mặt da và với lượng lớn filler thì nguy cơ vón cục sẽ rất cao. Tình trạng tiêm filler bị vón cục nhưng không đau sẽ khiến cho da nổi cục, nổi sẩn. Dễ dàng quan sát bằng mắt thường và cảm nhận bằng tay.
Tiêm filler quá nhanh
Lỗi tiêm filler với tốc độ nhanh cũng sẽ khiến cho chất làm đầy không lan toả đồng đều. Từ đó, filler sẽ tập trung lại một điểm và gây ra hiện tượng vón cục. Tuỳ từng mức độ ảnh hưởng mà sẽ xuất hiện tình trạng đau hoặc không đau. Và lỗi tiêm filler này thường xuất phát từ nhưng “bác sĩ” tay ngang.
Tìm hiểu thêm: Cấy HA vào ngực có tác dụng gì, có nên làm hay không
Tiêm filler bị nhiễm trùng
Tình trạng da bị nhiễm trùng sau khi tiêm filler cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tiêm filler. Nhiễm trùng da có thể xảy ra trong quá trình tiêm hoặc do chăm sóc tại nhà không khoa học. Đặc biệt, nhiễm trùng da không chỉ ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp mà còn có thể gây hoại tử mô da. Vậy nên, bạn hãy thận trọng khi thấy hiện tượng tiêm filler bị vón cục nhưng không đau.
Cần làm gì khi tiêm filler vón cục nhưng không đau?
Nếu nhận thấy tiêm filler bị vón cục nhưng không đau bạn cần có sự bình tĩnh. Không nên nóng vội đến cơ sở Spa để yêu cầu trợ giúp. Bởi lẽ, các Spa hiện không được cấp phép thực hiện các dịch vụ làm đẹp xâm lấn như filler và meso. Spa cũng sẽ không có các điều kiện y tế chuẩn để giúp bạn tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng vón cục filler.
Nếu bạn cảm thấy tiêm filler bị vón cục không kèm theo bất kỳ sự khó chịu nào thì hãy theo dõi khoảng 3 ngày. Bởi filler sẽ cần có thời gian để ổn định. Và trong thời gian này, bạn hãy thực hiện đúng nhưng yêu cầu chăm sóc, điều trị tại nhà mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Bằng cách này, bạn sẽ giúp filler định hình tốt hơn và tình trạng vón cục filler sẽ được cải thiện tự nhiên nhất.
Với những trường hợp tiêm filler bị vón cục kéo dài, bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa và các biện pháp y khoa. Tham khảo như sau:
- Xoa bóp vùng tiêm filler
Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình trạng vón cục filler. Có thể thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ nhàng nhằm làm cho filler lan toả đồng đều hơn. Tuy nhiên, cần chú ý đến lực bởi nếu làm mạnh sẽ khiến cho filler bị tràn.
- Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu tiêm filler bị tràn nhưng không đau hoặc có đau có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ bắt buộc phải kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm. Mục đích là để giúp cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn da, bảo vệ mô da không bị hoại tử.
- Tiêm tan filler vón cục
Tiêm tan được áp dụng với trường hợp tiêm filler bị vón cục nhưng không đau do tiêm filler quá nông, tiêm filler quá nhiều… Bác sĩ có thể tiêm tan một phần hoặc tan toàn bộ filler. Tuy nhiên, tiêm tan chỉ phù hợp với filler HA.
- Nạo vét filler bằng thủ thuật y khoa
Với các dạng filler khác, khi bị vón cục sẽ không thể làm tan bằng thuốc. Lúc này, bác sĩ cần thực hiện các thủ thuật y khoa để nạo vét toàn bộ filler ra khỏi cơ thể. Nhất là khi vùng tiêm filler đang có dấu hiệu phù nề thì việc nạo vét sẽ là cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler rãnh mũi má khi nào? Quy trình làm đẹp an toàn
Ngoài các biện pháp điều trị y tế được chia sẻ, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ đưa ra những yêu cầu chăm sóc da khoa học. Nhằm giúp da phục hồi tốt sau khi tiêm filler hoặc điều trị tiêm filler vón cục nhưng không đau, mọi người cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Luôn chú ý đến chế độ ăn uống khoa học: Hãy uống nhiều nước, ăn đồ thanh đạm và tránh ăn đồ ăn gây kích ứng da. Tuyệt đối không sử dụng bia rượu.
- Chú ý đến chế độ sinh hoạt: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không thức khuya, không vội tập luyện thể thao sau khi tiêm filler.
- Thận trọng trong chăm sóc da: Vùng tiêm filler cần được làm sạch mỗi ngày, tránh trang điểm khi nhận thấy filler bị vón cục nhưng không đau, tránh nặn mụn.
- Chú ý bảo vệ da: Bảo vệ da tránh khỏi mọi tác động ngoại lực để không làm filler bị tràn. Bạn cũng cần bảo vệ da trước nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời…
Trên đây là một vài chia sẻ về tình trạng tiêm filler bị vón cục nhưng không đau. Hy vọng những thông tin trên đã giúp mọi người có được những kiến thức cơ bản và từ đó thực hiện tiêm filler một cách an toàn hiệu quả nhất. Đừng quên là Dr.thaiha là chuyên gia trong lĩnh vực tiêm filler và điều trị biến chứng tiêm filler. Do đó, nếu bạn đang cần sự hỗ trợ từ bác sĩ, hãy chủ động liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chính xác nhất. Trân trọng!