Chốc đầu khiến da đầu bị loét và bong tróc. Kèm theo đó là cảm giác đau đớn, khó chịu khiến người bệnh ngủ không ngon. Chốc xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng đôi khi được phát hiện ở cả người trưởng thành. Chốc đầu có thể lây lan khi có điều kiện thích hợp. Chính vì thế, cha mẹ cần chú ý cho trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay sau khi có dấu hiệu bất thường.
Bạn đang đọc: Chốc đầu là bệnh gì? Cách chữa trị dứt điểm ra sao?
Contents
Chốc đầu là bệnh gì?
Chốc đầu là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là nhiễm trùng da dạng nông được gây ra bởi tụ cầu, liên cầu. Đôi khi có thể tìm thấy cả hai loại vi khuẩn cùng gây bệnh.
Chốc đầu còn được gọi là chốc lây với các dấu hiệu tổn thương ở phần nông của da đầu. Da đầu bị chốc sẽ xuất hiện tổn thương bọng nước nằm rải rác. Vùng chốc sẽ nhanh chóng bị vỡ và bị viêm loét. Sau một thời gian sẽ khô và bong vảy.
Hiện có hai dạng chốc đầu thường gặp ở trẻ nhỏ. Bao gồm:
Chốc đầu dạng bọng nước
- Triệu chứng khởi phát của bệnh là các rát đỏ trên da đầu với kích thước từ 0,5 – 1 cm.
- Các rát này sẽ dần dần to lên là trở thành dạng bọng nước với kích thước tương tự.
- Các bọng nước có bề mặt nhăn, bao quanh là quầng đỏ và sẽ tự bị vỡ sau một thời gian ngắn.
- Sau đó, da sẽ tiết dịch màu nâu và đóng vảy. Da đầu và tóc sẽ có hiện tượng bết dính khó chịu.
Ngoài các dấu hiệu nêu trên, chốc đầu dạng bọng nước còn khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy ở da đầu. Nếu tác động cào gãi có thể khiến cho tổn thương lan rộng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong khi đó, nếu chăm sóc tốt thì các tổn thương chốc có thể tự khỏi sau 7-10 ngày phát triển mà không để lại sẹo ở da đầu.
Chốc đầu dạng không bọng nước (chốc loét)
Thay vì nổi mụn nước, người bị chốc đầu dạng ngày sẽ nhận thấy da đầu xuất hiện mụn mủ. Mụn mủ sẽ nhanh chóng bị vỡ dẫn đến loét và khiến cho da đầu ẩm ướt, ngứa ngáy, tóc bết dính hoặc gãy rụng.
Chốc đầu không bọng nước gây tổn thương tương đối giống với nấm da đầu. Bệnh cũng khiến cho da đầu bị đóng và bong vảy. Và dạng chốc này cũng gây biến chứng nặng nề hơn. Bao gồm: Chàm hóa da, chốc loét, viêm cầu thận cấp, hiếm hơn có thể gặp viêm màng não, viêm hạch,… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây chốc đầu là gì?
Như đã chia sẻ, tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn là tác nhân gây ra các tổn thương chốc đầu. Các bác sĩ có thể giúp bệnh nhân xác định tác nhân gây bệnh thông qua việc quan sát tổn thương da đầu hoặc làm một số xét nghiệm kiểm tra liên quan.
Các tác nhân gây chốc đầu có thể tự lây lan trên da đầu hay lan đến các vùng cơ thể khác. Đáng chú ý hơn là tình trạng chốc đầu có thể lây từ người sang người khi có các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Bao gồm:
- Điều kiện sống và sinh hoạt chất chội, không đảm bảo vệ sinh.
- Điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao.
- Không chăm sóc và vệ sinh cho da đầu một cách khoa học.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như mũ, lược chải tóc với người bệnh.
- Thường xuyên cào gãi đầu khiến cho da đầu bị tổn thương.
- Sức đề kháng bị suy yếu, hệ miễn dịch tự nhiên không đảm bảo.
- Sống cùng các loại động vật có lông như chó mèo, chim chóc…
Tìm hiểu thêm: Viêm da tróc vảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Khi nào cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa
Trên thực tế thì chốc đầu là bệnh lành tính. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh luôn khiến cho chúng ta khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Chính vì thế, cần thăm khám và điều trị chốc đầu càng sớm càng tốt. Nhất là với trẻ nhỏ thì cha mẹ cần chủ động cho trẻ tới cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị ngay khi các tổn thương ở da đầu chưa lan rộng và chưa có dấu hiệu viêm sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt tác nhân gây chốc. Bằng cách này, bạn cũng có thể tối ưu được liệu trình và chi phí điều trị.
Hầu hết bệnh nhân bị chốc đầu sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị với thuốc tại nhà. Tuy nhiên, nếu có nguy cơ biến chứng trên da hoặc biến chứng toàn thân như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp thì bệnh nhân cần nhập viện để theo dõi sức khoẻ trong một thời gian ngắn.
Điều trị bệnh chốc đầu như thế nào?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên tắc điều trị chốc đầu là phải bắt đầu từ việc đảm bảo vệ sinh. Việc giữ vệ sinh cho da đầu và tóc sẽ giúp chúng ta kiểm soát hoạt động của vi khuẩn, không để cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi. Bên cạnh đó, cũng sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng da đầu khi bị viêm loét.
Các biện pháp điều trị với chốc đầu thường sẽ được bác sĩ tư vấn để bệnh nhân tự thực hiện tại nhà. Bao gồm:
Dùng dung dịch kháng khuẩn tại chỗ: Bao gồm các sản phẩm dùng ngoài như dung dịch eosine (thuốc đỏ), betadine, chlorhexidine, oxy già, cồn, dung dịch kháng khuẩn Dizigone…Các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu, liên cầu gây bệnh chốc đầu.
Sử dụng thuốc bôi da đầu: Bao gồm các loại kháng sinh đường bôi như acid fusidic, mupirocin… Thuốc này được bác sĩ kê đơn để bệnh nhân dùng tại chỗ trong trường hợp tổn thương lây lan nhanh chóng, bệnh không thuyên giảm, nhiều mụn mủ bọng nước bị vỡ và loét.
Các sản phẩm giúp phục hồi da: Bao gồm kem dưỡng như kem Dizigone Nano Bạc… Sản phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình lành thương của da, phục hồi và tái tạo da. Bên cạnh đó, còn có khả năng giảm kích ứng cho da đầu và tránh tình trạng ngứa ngáy.
Chú ý, khi bôi thoa thuốc điều trị chốc đầu bạn nên đeo găng tay hoặc sử dụng bông tăm. Vệ sinh tay và dụng cụ y tế sạch sẽ trước và sau khi bôi thuốc để tránh lây lan bệnh. Lưu ý là không để cho trẻ nhỏ tự bôi thuốc và tránh để thuốc dính lên các khu vực nhạy cảm như mắt, mũi, miệng.
>>>>>Xem thêm: Cắt tuyến mồ hôi nách có đau không? Có nên cắt không?
Các phòng tránh bệnh chốc đầu hiệu quả
Chốc đầu là bệnh có khả năng tái phát rất cao, nhất là với trẻ nhỏ. Chính vì thế, sau khi điều trị khỏi chốc đầu bạn vẫn cần chú ý đến việc phòng tránh sự tái phát của bệnh.
Dr.thaiha xin đưa ra cho bạn một số những lưu ý sau:
- Không cào gãi da đầu để tránh gây ra các vết trầy xước.
- Gội đầu 2 – 3 lần mỗi tuần để giúp làm sạch da đầu và tóc.
- Cắt tỉa móng tay cho trẻ nhỏ.
- Áp dụng các kiểu tóc đơn giản để dễ dàng chăm sóc và bôi thuốc.
- Đảm bảo môi trường sống thoáng, sạch sẽ.
- Không sử dụng chung mũ nón hay khăn lau đầu với người khác.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức đề kháng tự nhiên…
Trên đây là một số thông tin về bệnh chốc đầu mà Dr.thaiha muốn chia sẻ cùng mọi người. Nếu bạn cần thêm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi, hãy chủ động liên hệ để nhận hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ, tự tin và hạnh phúc!